Từ văn bản bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân
Từ bài tấu của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân
- 1. Dàn ý suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân từ bài Bàn luận về phép học
- 2. Đoạn văn suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân từ bài Bàn luận về phép học
- 3. Bài văn nêu suy nghĩ của em về mục đích học chân chính và tác dụng của phép học trong bài Bàn luận về phép học
- 4. Từ văn bản bàn luận về phép học em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc học ngày nay
Từ bài tấu Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân. Bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp là nội dung học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Xoay quanh chủ đề này có rất nhiều dạng đề bài hay và ý nghĩa. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bài văn mẫu từ văn bản bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân giúp các em nêu ra được những ý kiến sau khi học văn bản Bàn luận về phép học.
1. Dàn ý suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân từ bài Bàn luận về phép học
A, Mở bài
- Nhấn mạnh vai trò của việc học:
Từ xưa đến nay, việc học vẫn luôn được coi là việc quan trọng đối với sự phát triển, sống còn của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, dân tộc. Trên thực tế, học tập chính là hành trình không có điểm dừng ở bất cứ cá nhân nào, còn sống thì còn phải học.
- Việc học chính là để nâng cấp bản thân, tạo động lực cho sự thay đổi và phát triển của bản thân. Chính vì vậy, học tập là công việc thiết yếu nếu như ta muốn phát triển, muốn tồn tại và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân, cống hiến cho xã hội. Đối với những người luôn cầu tiến và ham học hỏi thì việc học đối với họ còn trở nên quan trọng và vô bờ hơn cả.
B, Thân bài
1, Bàn luận về thực trạng học tập của học sinh ngày nay.
- VN chính là một trong những quốc gia coi trọng giáo dục, lấy giáo dục làm động lực để phát triển đất nước.
- Ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn, khẳng định lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ VN
- Ngược lại, chúng ta vẫn có thể thấy được 1 bộ phận không hề nhỏ các bạn chưa thực sự chăm học. Việc lười học, không xác định lý tưởng sống cho mình mà lại ăn bám, làm khổ bố mẹ chính là điều không nên làm ở bất cứ bạn học sinh nào.
2, Bàn luận về mục đích và phương pháp học tập
- Trong văn bản "Bàn luận về phép học", Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích của việc học chính là để biết rõ đạo, biết được những điều ứng xử cơ bản trong cuộc sống và có những hành động, việc làm đúng với luân thường đạo lý.
- Theo em, mục đích học tập này vẫn đúng cho đến thời nay.
- Ngày nay, mục đích học tập thường tùy thuộc vào con đường tương lai và kế hoạch học tập của mỗi cá nhân.
- Đầu tiên, mục đích học của học sinh đó chính là học để có kiến thức nền tảng. Những môn học ở trường sẽ phần nào ứng dụng vào thực tế đời sống và việc đi học chính là để thu nạp kiến thức, trang bị những vốn kiến thức cần thiết cho bản thân thông qua các môn học. Việc có kiến thức nền tảng vững chắc sẽ giúp mỗi người tạo ra được bước tiến lớn trong sự nghiệp, phục vụ tốt cho công việc tương lai.
- Thứ hai, mục đích của học sinh đó chính là học để có bằng cấp, điểm số. Đây không hoàn toàn là mục đích xấu vì bằng cấp và điểm số chính là những yếu tố thiết yếu để mỗi người có thể có những cơ hội học tập tốt hơn sau này.
- Cuối cùng, mục đích học tập của học sinh ngày nay thường là để có được một công việc tốt hơn. Sau cùng, mỗi người đều cần một công việc để có thể duy trì cuộc sống. Việc học chính là những bước tiến đầu trên con đường xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, mỗi bạn học sinh đều cần xác định những mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp với bản thân mình, để có thể có những kế hoạch học tập sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
- Còn về phương pháp học tập, theo em thì với bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có những phương pháp học tập riêng của nó. Nhưng chung quy lại, vẫn có những phương pháp chung chung nhất đó là: học sâu, hiểu kỹ, học phải hiểu rõ bản chất và học đi đôi với hành.
- Học sâu, hiểu kỹ để hiểu rõ bản chất chính là để người học nắm kỹ được cốt lõi, tường tận vấn đề. Từ đó, người học sẽ có khả năng ứng biến và xử lý linh hoạt những vấn đề liên quan. Cái này khác với việc học chay, học vẹt, tức là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất, học phần nổi của bề mặt mà không học tường tận, đến nơi đến chốn.
- Học đi đôi với hành chính là phương pháp học tập đặc biệt quan trọng, nhất là với thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay. Học đi đôi với hành chính là để ứng dụng những điều đã được học vào thực tế để soi chiếu, làm rõ. Thực tiến và lý thuyết soi chiếu cho nhau, nên người học có thể ứng dụng những kiến thức từ sách vở để giúp ích cho cuộc sống thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng thực tế mà thôi. Nếu như phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở VN thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
Tóm lại, mục đích học tập và phương pháp học tập chính là 2 yếu tố rất quan trọng đối với học sinh, mà bất cứ ai cũng phải xác định ngay từ đầu để có thể có những mục tiêu phấn đấu trong học tập.
3, Liên hệ bản thân em.
-Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn.
- Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,....
- Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Chính vì vậy, để đạt được những thành tích như vậy, việc mà em làm đó là chăm chỉ học tập. Bên cạnh học chăm chỉ trên trường, em còn tự đọc thêm sách báo. Em luôn không ngừng trau dồi vốn tri thức của bản thân bằng vốn tri thức vô tận của nhân loại bằng việc đọc thật nhiều hàng ngày.
C, Kết bài
2. Đoạn văn suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân từ bài Bàn luận về phép học
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Khi còn là học sinh, chúng ta cần cố gắng chăm chỉ học, nghe thầy cô giảng bài, làm bài tập, tìm thêm thông tin, trao đổi với bạn bè... để có phương pháp học tốt nhất cho bản thân ta. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
3. Bài văn nêu suy nghĩ của em về mục đích học chân chính và tác dụng của phép học trong bài Bàn luận về phép học
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
4. Từ văn bản bàn luận về phép học em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc học ngày nay
Từ xưa đến nay, việc học vẫn luôn được coi là việc quan trọng đối với sự phát triển, sống còn của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, dân tộc. Trên thực tế, học tập chính là hành trình không có điểm dừng ở bất cứ cá nhân nào, còn sống thì còn phải học. Việc học chính là để nâng cấp bản thân, tạo động lực cho sự thay đổi và phát triển của bản thân. Chính vì vậy, học tập là công việc thiết yếu nếu như ta muốn phát triển, muốn tồn tại và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân, cống hiến cho xã hội. Đối với những người luôn cầu tiến và ham học hỏi thì việc học đối với họ còn trở nên quan trọng và vô bờ hơn cả.
VN chính là một trong những quốc gia coi trọng giáo dục, lấy giáo dục làm động lực để phát triển đất nước. Ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn, khẳng định lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ VN. Ngược lại, chúng ta vẫn có thể thấy được 1 bộ phận không hề nhỏ các bạn chưa thực sự chăm học. Việc lười học, không xác định lý tưởng sống cho mình mà lại ăn bám, làm khổ bố mẹ chính là điều không nên làm ở bất cứ bạn học sinh nào.
Trong văn bản "Bàn luận về phép học", Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích của việc học chính là để biết rõ đạo, biết được những điều ứng xử cơ bản trong cuộc sống và có những hành động, việc làm đúng với luân thường đạo lý. Theo em, mục đích học tập này vẫn đúng cho đến thời nay. Ngày nay, mục đích học tập thường tùy thuộc vào con đường tương lai và kế hoạch học tập của mỗi cá nhân. Đầu tiên, mục đích học của học sinh đó chính là học để có kiến thức nền tảng. Những môn học ở trường sẽ phần nào ứng dụng vào thực tế đời sống và việc đi học chính là để thu nạp kiến thức, trang bị những vốn kiến thức cần thiết cho bản thân thông qua các môn học. Việc có kiến thức nền tảng vững chắc sẽ giúp mỗi người tạo ra được bước tiến lớn trong sự nghiệp, phục vụ tốt cho công việc tương lai. Thứ hai, mục đích của học sinh đó chính là học để có bằng cấp, điểm số. Đây không hoàn toàn là mục đích xấu vì bằng cấp và điểm số chính là những yếu tố thiết yếu để mỗi người có thể có những cơ hội học tập tốt hơn sau này. Cuối cùng, mục đích học tập của học sinh ngày nay thường là để có được một công việc tốt hơn. Sau cùng, mỗi người đều cần một công việc để có thể duy trì cuộc sống. Việc học chính là những bước tiến đầu trên con đường xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, mỗi bạn học sinh đều cần xác định những mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp với bản thân mình, để có thể có những kế hoạch học tập sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Còn về phương pháp học tập, theo em thì với bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có những phương pháp học tập riêng của nó. Nhưng chung quy lại, vẫn có những phương pháp chung chung nhất đó là: học sâu, hiểu kỹ, học phải hiểu rõ bản chất và học đi đôi với hành. Học sâu, hiểu kỹ để hiểu rõ bản chất chính là để người học nắm kỹ được cốt lõi, tường tận vấn đề. Từ đó, người học sẽ có khả năng ứng biến và xử lý linh hoạt những vấn đề liên quan. Cái này khác với việc học chay, học vẹt, tức là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất, học phần nổi của bề mặt mà không học tường tận, đến nơi đến chốn. Học đi đôi với hành chính là phương pháp học tập đặc biệt quan trọng, nhất là với thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay. Học đi đôi với hành chính là để ứng dụng những điều đã được học vào thực tế để soi chiếu, làm rõ. Thực tiến và lý thuyết soi chiếu cho nhau, nên người học có thể ứng dụng những kiến thức từ sách vở để giúp ích cho cuộc sống thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng thực tế mà thôi. Nếu như phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở VN thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Tóm lại, mục đích học tập và phương pháp học tập chính là 2 yếu tố rất quan trọng đối với học sinh, mà bất cứ ai cũng phải xác định ngay từ đầu để có thể có những mục tiêu phấn đấu trong học tập.
Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Chính vì vậy, để đạt được những thành tích như vậy, việc mà em làm đó là chăm chỉ học tập. Bên cạnh học chăm chỉ trên trường, em còn tự đọc thêm sách báo. Em luôn không ngừng trau dồi vốn tri thức của bản thân bằng vốn tri thức vô tận của nhân loại bằng việc đọc thật nhiều hàng ngày.
Tóm lại, các bạn học sinh ngày nay cần có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả để đạt được những mục tiêu học tập mà mình đề ra. Đồng thời, mỗi bạn đều cần tránh xa những phương pháp học như học chay, học vẹt để đạt được kết quả tốt nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 13 bài phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 có đáp án 2024
Viết đoạn văn về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
Top 10 bài Thuyết minh về món ăn mà em yêu thích
Dàn ý câu nói của M.Go-rơ-ki hãy yêu sách gợi cho em suy nghĩ gì?
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
-
Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế trang 48
-
Soạn Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội trang 88
-
Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ lớp 8 Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Điểm giống nhau và khác nhau giữa bài Trong lời mẹ hát và Nhớ đồng
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
Soạn văn 8 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đưa con đi học - Tế Hanh
Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật