Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu

Tổ quốc nhìn từ biển là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ mang nội dung mới lạ khi có cái nhìn Tổ quốc từ biển. Qua bài thơ độc giả thấy được tầm quan trọng của biển đảo quê hương. Đó là một phần máu thịt linh thiêng của Tổ quốc. Sau đây là tổng hợp đề đọc hiểu bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đọc hiểu văn bản Tổ quốc nhìn từ biển

1. Tổ quốc nhìn từ biển Đọc hiểu Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Theo http://vanhay.edu.vn/ Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Xác định thông tin đúng, sai.

Ý nghĩa của từ “bão giông” nói về cái gì?

A. Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên. Sai

B. Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển. Đúng

C. Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước. Sai

Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Văn bản Tổ quốc nhìn từ biển được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 3. Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

Trong đoạn trích này, tác giả đã gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Việc gợi lại truyền thuyết này tác giả muốn khẳng định lại chủ quyền đất nước. Xưa kia Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay. Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ phép điệp trong đoạn thơ? Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?

+ Điệp từ: “Nếu, Tổ quốc, biển”.

+ Điệp cấu trúc: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển.

– Tác dụng: làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ quốc.

– Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối:

+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.

+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

2. Tổ quốc nhìn từ biển trắc nghiệm

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)

*Hoàn cảnh sáng tác: Tổ quốc nhìn từ biển” trong đợt đi sáng tác với Quân chủng Hải quân ở phía Bắc vào tháng 4 năm 2009.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

A. Thơ tự do

C. Thơ tự sự

B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật

D. Thơ thất ngôn bát cú

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?

A. Đất nước

B. Đất nước ba ngàn hòn đảo.

C. Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn

D. Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?

A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt

B. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốc

C. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc

D. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước

Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?

A. Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thể

B. Mệnh lệnh bằng văn bản của vua

C. Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữ

D. Ý muốn của nhân dân

Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?

A. Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc.

B. Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc

C. Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương.

D. Niềm hân hoan của những người lính trẻ khi được bảo vệ biển đảo quê hương.

Câu 7: Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

A. Trân trọng biết ơn những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương, niềm tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.

B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Niềm tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương.

D. Trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước vì sự bình yên của quê hương.

Câu 8. Kể tên hai quần đảo được nhắc đến trong đoạn trích?

Hai quần đảo được nhắc đến là: Hoàng Sa, Trường Sa

Câu 9. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

- Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Câu 10. Từ đoạn trích anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo quê hương đất nước?

- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.

- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với đất nước.

3. Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến, Dẫn theo http://thanhnien.vn, 28/5/2011)

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Xác định thể thơ.

Thể tho tự do.

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Biểu cảm.

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 4: Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc hiện lên như thế nào trong khổ thơ đầu?

– Đất nước Việt Nam luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm.

– Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều mất mát, đau thương.

– Các thế hệ cha ông đã chiến đấu bất khuất, kiên cường, đã đánh tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, dân tộc.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng với cảm xúc, suy ngẫm được thể hiện trong đoạn thơ trên?

A. Niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống bất khuất, anh hùng của nhân dân, đất nước.

B. Nỗi đau trước những mất mát, hi sinh mà đất nước từng nếm trải.

C. Nỗi buồn thương, chán nản vì Tổ quốc phải đương đầu với quá nhiều thử thách nghiệt ngã.

D. Niềm tin vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của Tổ quốc.

Câu 6: Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn nào?

Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn:

+ Nhìn từ những hiểm họa, những mối nguy xâm lược đến từ phía bọn giặc ngoại xâm.

+ Nhìn từ những mất mát đau thương của dân tộc trong quá trình giữ nước

Câu 7: Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc?

Tình cảm tác giả đối với Đất nước, Tổ Quốc:

– Yêu tổ quốc, yêu mảnh đất, yêu biển đảo thân thương – nơi đã hứng chịu bao sự tàn khóc của chiến tranh.

– Thương tiếc những người đã ngã xuống, đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc

– Ca ngợi và tự hào về những anh hùng đã hi sinh.

Câu 8: Anh/chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay?

Em đồng tình với tác giả, khi nhìn về biển đảo của Tổ Quốc hôm nay.

Bởi vì: Dẫu có trải qua bao mất mát đau thương thì đúng như tác giả nói, đất nước ta vẫn mãi như một con tàu hướng mãi ra khơi. Chúng ta chẳng bao giờ khuất phục trước lũ quân thù hay những khó khăn, mà luôn tích cực, nổ lực hết mình hướng về phía trước.

4. Tổ quốc nhìn từ biển tự luận

“Nếu tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến từ biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc kiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở truớc
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến)​

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Tổ quốc nhìn từ biển được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2. Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn nào?

Trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, tác giả đã nhìn tổ quốc từ những hiểm quạ, những mối nguy xâm lược đến từ phía bọn giặc ngoại xâm. Nhìn từ những mất mát đau thương của dân tộc trong quá trình giữ nước

Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc?

Qua đoạn thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm cảm yêu thương, trân trọng đất nước, yêu biển đảo quê hương nơi đã hứng chịu bao sự tàn khóc của chiến tranh. Qua đó cũng thể hiện sự tiếc thương những người đã ngã xuống, đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Câu 4. Anh/chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay? Hãy viết một mối đồng cảm sâu sắc nhất của anh/chị?

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Hàng ngàn năm nay ông cha ta đã hy sinh biết bao xương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngày nay, các thế lực bên ngoài vẫn luôn nhòm ngó đến các địa phận lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cũng với lực lượng hải quân vẫn luôn hết mình để bảo vệ lãnh hải của tổ quốc. Có thể chúng ta ở trong đất liền không trực tiếp chứng kiến những nguy na, khó khăn mà những người lính hải quân đang phải đối mặt hàng ngày. Chính vì vậy, khi đọc bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển em thấy thấy đồng cảm sâu sắc với những gì tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm. Là những con người đứng trong hàng ngũ thế hệ trẻ, em sẽ ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 15.259
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm