Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất ở châu Á

Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào? Đây là một câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 8 bài Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản. Trong bài viết này Hoatieu xin giải đáp câu hỏi sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất ở châu Á, mời các bạn cùng tham khảo trong nội dung dưới đây.

1. Trắc nghiệm Địa lý 8 bài Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?

A.Sơn nguyên Đê-can.

B.Sơn nguyên Trung Xi-bia.

C.Sơn nguyên Tây Tạng.

D.Sơn nguyên Iran.

Đáp án: C. Sơn nguyên Tây Tạng.

2. Tìm hiểu về sơn nguyên Tây Tạng

Sơn nguyên Tây Tạng nằm ở khu vực nào của châu Á

Tây Tạng là một cao nguyên nằm tại khu vực Châu Á với độ cao lớn nhất thế giới, Tây Tạng nằm ở phía Đông Bắc của dãy Himalaya hùng vĩ. Tây Tạng không phải là một quốc gia riêng biệt, cũng không nằm trên địa phận lãnh thổ Mông Cổ hay Nepal mà Tây Tạng hiện nay được chia làm nhiều khu vực, trong đó có khu vực tự trị và các khu vực khác thuộc các tỉnh của Trung Quốc.

Khái Quát Về Tây Tạng

Trước kia vùng này là một nước độc lập, nay là một khu hành chính ngang với cấp tỉnh của Trung Quốc. Nằm về phia tây nam Trung Quốc. Tên chính thức: Khu tự trị mảnh đất này (Xiang Autonomous Region). Phía bắc giáp Khu tự trị Tân Cương (Xinjiang Uygur Autonomous Region) và tỉnh Thanh Hải (Quinghai Province). Phía đông giáp tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) và Vân Nam (Yunnan). Phía nam giáp Myanmar, Ấn Độ, Bhutan và Népal. Và phía tây cũng còn giáp với Ấn Độ.

So với vị trí các quốc gia trên toàn thế giới thì Tây Tạng là nơi có địa thế cao nhất, xứ sở này nằm ở độ cao trung bình 4875m. Chính vì vậy nó còn được gọi là xứ trên mái nhà của thế giới (theo Roof of the World). Đồng thời là khu biệt lập nhất trên thế giới, nó bị những dãy núi cao bao bọc ở ba phía. Phía nam: dãy Hỵmalaya, phía tây: dãy Karakorum, phía bắc; dãy Côn Luân (Kunlun). Tổng diện tích: 1.2 triệu km2. Thủ phủ cũng chính là thành phố lớn nhất: Lhasa.

Khí hậu

Mảnh đất này có một khí hậu bán khô cằn, khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ vào khoảng 311mm. Nhiều vùng khác mưa còn thấp hơn thế nhiều. Vùng đông nam là vùng có lượng mưa nhiều nhất. Núi và cao nguyên thường lạnh vơi các cơn gió lạnh thổi quanh năm. Còn khí hậu tương đối cân bằng nhất chỉ có ở vùng ven sông.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 1.10C. Sau hoàng hôn, nhiệt độ giảm khá nhanh, đây là đặc trưng của tây tạng.

Tài nguyên thiên nhiên

Tây Tạng có rất nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng rất ít được khai thác. Nhiều khu vực có quặng vàng. Cũng có mỏ với lượng đồng đáng kể, sắt, than và các mỏ muối, borax. Ngoài ra còn có khoáng sản mangan, phosphor, đồng, kẽm, thạch anh, đá grafit, đá tổ ong… Các loại đá qúy như ngọc bích, ngọc thạch và nhiều loại đá quý khác cũng có ở đây.

Trồng trọt và chăn nuôi

Cây cỏ ở cao nguyên nơi này rất thưa thớt. Loại thảo mộc mà nơi đây có là cỏ và bụi rậm. Ở vùng cực tây và cực đông có rải rác rừng. Trung nguyên đầy hoa cỏ chủ yếu tập trung ở thung lũng Brahmaputra, sông Ấn (Indes) và sông Sulej. Các vùng này thích hợp với một số loại cây đặc biệt chẳng hạn như sồi, trắc bá, bạch dương và phong. Những cây ăn quả như táo, lê, đào, mận cũng được trồng trong các thung lũng ven sông.

Động vật hoang dã ở đây rất đa dạng. Vùng núi có nai Musk, cừu hoang, dê rừng, lừa rừng, trâu Yack, giống linh dương Tây Tạng. Những động vật lớn có vú là báo, cọp, vài loại gấu, chồn, chó sói và khỉ. Chim muông có ngỗng đầu trọc, hải âu, le le và những loại vịt, ngan, ngỗng cũng như giống chim trĩ và gà gô cát rất dễ thương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.851
0 Bình luận
Sắp xếp theo