Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế

Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế và biểu hiện của phát triển kinh tế ở nước ta. Phát triển kinh tế là vấn đề được nhà nước quan tâm. Những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Phát triển kinh tế là gì?

Phát triển kinh tế hiểu một cách đơn giản là sự đi lên, tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế được xét trên nhiều khía cạnh, tại những khoảng thời gian nhất định, phải phù hợp với tiến bộ và công bằng xã hội

2. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế

Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế 

Phát triển kinh tế gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế, trong đó có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có chính sách dân số phù hợp.

- Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người thể hiện ở sự tăng lên của thu nhập thực tế và chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường… mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này của phát triển kinh tế phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xã hội. Khi công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.

3. Biểu hiện của phát triển kinh tế ở nước ta

Kinh tế nước ta là kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Kinh tế nước ta hiện nay phát triển thế nào?

- Cơ cấu kinh tế hiện đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng của ngành dịch và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần.

- Sự phát triển của nền kinh tế số:

  • Hạ tầng số phát triển nhanh, đạt trình độ tương đương với các quốc gia top đầu khu vực
  • Công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông, bộ phận nền tảng của kinh tế số, phát triển mạnh mẽ
  • ây dựng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực

- Những thành tựu của sự phát triển kinh tế:

Độ mở thương mại của quốc gia hiện nay đạt khoảng 200% GDP. Thành tích xuất khẩu của Việt Nam trên bảng xếp hạng về thành tích xuất khẩu toàn cầu với vị trí 26 vào năm 2017 trong số các quốc gia có thành tích xuất khẩu lớn nhất thế giới (từ vị trí thứ 50 vào năm 2010). Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay, như: Mỹ đạt 47,5 tỷ USD năm 2018 (tăng 14,2% so với 2017), EU đạt 42,5 tỷ USD (tăng 11%), Trung Quốc đạt 41,9 tỷ USD (tăng 18,5%), ASEAN đạt 24,7 tỷ USD (tăng 13,7%), Nhật Bản đạt 19 tỷ USD (12,9%), Hàn Quốc đạt 18,3 tỷ USD (tăng 23,2%)…

- Tuy nhiên nền kinh tế vẫn có những yếu điểm sau:

Tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng đang có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động (NSLĐ) còn thấp; chưa thu hẹp được khoảng cách về NSLĐ so với các nước trong khu vực…

Trên đây, Hoatieu.vn đã nêu những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế và biểu hiện của nó ở nước ta hiện nay. Phát triển kinh tế luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm, nhưng vì diễn biến của đại dịch mà sự phát triển ấy đã bị chững lại.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 7.015
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi