Động từ là gì? Ví dụ động từ
Động từ là gì? Ví dụ động từ lớp 4. Động từ là từ loại quan trọng, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống đời thường và các loại văn bản, có tác dụng miêu tả hoạt động, trạng thái của một sự vật, hiện tượng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết: khái niệm Động từ là gì? Ví dụ động từ để giúp các em học sinh nắm rõ và vận dụng thành thạo loại từ này. Mời các em cùng tham khảo.
Bài tập về Động từ lớp 4
1. Động từ là gì?
Khái niệm Động từ được hiểu như sau: Động từ là những từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái (bao gồm cả trạng thái vật lí, trạng thái tâm lí, trạng thái sinh lí) của con người và các sự vật, hiện tượng khác.
Cùng với tính từ và danh từ, động từ là từ loại quan trọng để khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.
2. Ví dụ động từ
Động từ là những từ được bôi đen trong đoạn văn sau:
Một buổi sáng đẹp trời, Va – li – a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Trong buổi biểu diễn đó có bao nhiêu tiết mục hay nhưng tiết mục mà Va – li – a thấy hay và thích nhất đó là “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” . Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
3. Khả năng kết hợp của động từ
- Động từ có thể kết hợp với các tính từ, danh từ để để tạo ra cụm động từ: đi (động từ) nhanh lên (tính từ), thắng (động từ) biển (danh từ),...
- Động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ (đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn). Khác với tính từ, động từ còn có thể kết hợp với các phó từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) để tạo ra những câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến.
VD: đã thổi mạnh, không về nhà, cứ nói nhiều, đừng nói nữa
4. Chức năng của động từ
- Chức năng chính của động từ (cụm động từ) là làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.
VD: Trời // đang mưa
CN (Danh từ) VN (Cụm Động từ)
Em bé // bị ngã trên đường
CN (danh từ) VN (Động từ)
- Ngoài chức năng chính, động từ (cụm động từ) còn có thể làm các thành phần khác trong câu: chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.
VD:
+ Động từ làm chủ ngữ: Lao động // là vinh quang
CN (động từ) VN
+ Động từ làm định ngữ: Con đường đang làm // đi qua nhà tôi
Định ngữ (cụm động từ)
+ Động từ làm trạng ngữ: Làm như vậy, tôi thấy không được
Trạng ngữ (cụm động từ)
5. Phân loại động từ
Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.
Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.
5.1. Động từ chỉ hoạt động và trạng thái
a) Động từ chỉ hoạt động
- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...
- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.
b) Động từ chỉ trạng thái
- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...
- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ dung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...
VD: Tôi // còn việc phải làm
Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...
VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị
Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên
- Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...
VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng
Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca
- Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...
VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai
Học sinh // nên học hành chăm chỉ
- Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...
VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian
Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.
- Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...
VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.
Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán
- Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....
VD: Mặt trời // là hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.
Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được
5.2. Nội động từ và ngoại động từ
a) Nội động từ
- Khái niệm: Những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,...)
- Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng
VD: Mẹ mua cho tôi con mèo
Động từ nội động Quan hệ từ Bổ ngữ
b) Ngoại động từ
- Khái niệm: những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,...)
- Động từ ngoại động không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
VD: Mọi người yêu quý mẹ
Động từ ngoại động Bổ ngữ
6. Cụm động từ
- Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ là từ trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành.
- Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống như của động từ. Tức là cụm động từ cũng có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
- Cấu tạo của cụm động từ:
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm động từ:
Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..) Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,...) Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,...) Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,...) | Các động từ | Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ) Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,...) Các từ chỉ địa điểm Các từ chỉ thời gian Từ chỉ nguyên nhân, mục đích Từ chỉ phương tiện Từ chỉ cách thức hành động |
- Tuy nhiên, cụm động từ có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau, đây là dạng không đầy đủ của cụm động từ.
- Phụ ngữ cho động từ có loại chuyên đứng trước hoặc có loại chuyên đứng sau nhưng cũng có những từ có vị trí tự do, đứng trước hay đứng sau động từ đều được.
VD: Các phụ ngữ chuyên đứng trước (làm phụ trước) động từ: đã, sẽ, đang, vẫn, cứ, còn,...
Các phụ ngữ chuyên đứng sau (làm phụ sau) động từ: chi tiết về đối tượng
Các phụ ngữ có vị trí tự do, đứng trước hay sau động từ đều được: ăn vội vàng -> vội vàng ăn cho xong; đi thong thả ->. Thong thả đi,...
7. Bài tập về động từ
1. “Các bạn học sinh còn đang vui chơi ở sân trường”.
Phân tích cụm động từ trong câu trên.
=> Cụm động từ: “còn đang vui chơi ở sân trường”.
Trong đó:
- Phần trước: “còn đang” bổ ngữ cho động từ chính, diễn tả sự việc đang xảy ra.
- Phần trung tâm: “vui chơi”.
- Phần sau: “ở sân trường” bổ ngữ cho động từ chính về địa điểm.
2. “Nam đã ăn cơm lúc 7 giờ tối”.
Phân tích cụm động từ trong câu trên.
=> Cụm động từ: “đã ăn xong buổi tối”.
Trong đó:
- Phần trước: “đã” diễn tả quan hệ thời gian, hành động tiếp diễn.
- Phần trung tâm: “ăn”.
- Phần sau: “lúc 7 giờ tối” bổ sung ý nghĩa về mốc thời gian diễn ra.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đặt một câu có từ Trung gian một câu có từ Trung thực
Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Cương xin mẹ học nghề để làm gì?
Luyện từ và câu lớp 4: Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam
Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam: Danh lam thắng cảnh di tích lịch sử nổi tiếng
Viết đoạn văn nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt
Dựa vào cốt truyện "Vào nghề” hoàn chỉnh thành bài văn kể chuyện
Hãy kể một câu chuyện mà em được nghe được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí
Gợi ý cho bạn
-
Top 5 Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa
-
(Siêu hay) Bạn Lâm dự định viết một bản hướng dẫn trồng cây
-
Top 26 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2024 (KNTT, CTST, CD)
-
Kể về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết hay nhất
-
Top 3 Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em ngắn, siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 4
Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
Đề thi Khoa học lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức
Bài tập từ đơn, từ phức có đáp án lớp 4
(Siêu hay) Viết 2-3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng những tính từ tả tiếng mưa lớp 4
(Siêu hay) Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn văn từ câu chủ đề dưới đây
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 4 sách mới Chân trời sáng tạo (Có đáp án, ma trận)