Luyện từ và câu lớp 4: Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam

Luyện từ và câu lớp 4 Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam - Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau - là bài tập luyện từ và câu lớp 4 trang 74, 75. Sau đây là đáp án chi tiết, mời các em cùng theo dõi để có thêm tài liệu tham khảo khi giải bài tập môn Tiếng Việt lớp 4.

1. Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam

Câu 1: Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau :

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai

Hàng Buồm, Hàng thiếc, Hàng hài, Hàng Khay

Mã vĩ, Hàng Điếu, hàng giày

Hàng Lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn

Phố Mới, phúc kiến, hàng Than

Hàng mã, hàng mắm, hàng Ngang, hàng Đồng

Hàng Muối, hàng nón, cầu Đông

Hàng hòm, hàng đậu, hàng bông, hàng bè

Hàng Thùng, hàng bát, hàng tre

Hàng Vôi, hàng giấy, hàng The, hàng Gà

Quanh quanh về đến Hàng Da

Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.

- Long Thành: nghĩa là thành Thăng Long, nay là Hà Nội.

Lưu ý:

Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên riêng đó.

Đáp án chi tiết:

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam
Cách viết Tên người Tên địa lý Việt Nam

2. Quy tắc viết Tên người Tên địa lí Việt Nam

I. Cách viết tên riêng Việt Nam:

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai, Tố Hữu, Thép Mới, Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Ví dụ: Ông Gióng, Bà Trưng, Đồ Chiểu, Đề Thám.

2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây, Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi, Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng, Y-rơ-pao, Chư-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Trường Tiểu học Kim Đồng, Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ: (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu, (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu, (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

II. Cách viết tên riêng nước ngoài:

1. Tên người, tên địa lí:

1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.

1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:

2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.

Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.

2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt.

Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).

Trên đây là đáp án cho câu 1 trang 74 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 và quy tắc viết Tên người Tên địa lý Việt Nam đúng chuẩn. Các em tham khảo để nắm chắc kiến thức viết đúng chính tả Tiếng Việt nhé.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 8.649
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Nguyễn Thị Minh Tâm
    Nguyễn Thị Minh Tâm

    Hello

    Thích Phản hồi 08/04/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm