(Chính thức) Đề thi thử Văn sở Hà Tĩnh 2024 có đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn 2024 sở Hà Tĩnh

Mới đây, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT 2024 chính thức cho toàn bộ thí sinh lớp 12 trên toàn địa bàn tỉnh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh nội dung chi tiết đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ văn sở Hà Tĩnh có đáp án chính thức sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập bổ ích cho các em học sinh.

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở Hà Tĩnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Cứ thế qua đi vô tình lắm thời gian

Đời bận rộn ngày thường không kịp nhớ

Khi mỗi sáng mặt trời vào gõ cửa

Gió lại về giờ trang lịch mênh mông

Bỗng trầm ngâm trước tờ lịch cuối cùng

Tôi đặt tay lên ba trăm sáu mươi lăm ngày đã mất

Những gì còn trong tay tôi nắm được

Có phải chỉ là mẫu giấy này không?

Sao cho mỗi ngày qua thêm một chút yên lòng

Để có thể bình tâm anh bóc đi tờ lịch

Sao cho mỗi ngày sống của anh là một ngày hữu ích

Và tờ lịch cuối cùng nào cũng mở tới một mùa xuân.

(Trích tác phẩm “Tờ lịch cuối cùng” của Anh Ngọc, Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử, ngày 09/02/2024).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Cứ thế qua đi vô tình lắm thời gian

Đời bận rộn ngày thường không kịp nhớ

Khi mỗi sáng mặt trời vào gõ cửa

Gió lại về giở trang lịch mênh mông

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Sao cho mỗi ngày qua thêm một chút yên lòng

Để có thể bình tâm anh bóc đi tờ lịch

Sao cho mỗi ngày sống của anh là một ngày hữu ích

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả về Tờ lịch cuối cùng trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết quý trọng thời gian.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bề đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đồ cổ nên vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cải luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tia, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sâu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phả xong cải trùng vị thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mặt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đã. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa từ một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và của sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân của ải nước bên bờ trái liền xô ra định nếu thuyền lôi vào tập đoàn của từ. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà ráo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cải mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng của giữa đó. Thuyền vút qua công đá cảnh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên trẻ xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.189 - 190).

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét những phát hiện về vẻ đẹp của người lao động được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích.

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn Hà Tĩnh chính thức

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn Hà Tĩnh chính thức

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn Hà Tĩnh chính thức

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 835
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm