Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 Cánh Diều cả năm có đáp án (48 đề)

Trọn bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 Cánh Diều kì 1, kì 2

Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây bao gồm 48 mẫu đề kiểm tra Ngữ văn 10 Cánh Diều kì 1, kì 2 có ma trận và đáp án chi tiết. Nội dung đề thi cuối kì Văn 10 Cánh Diều bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sẽ giúp các em nâng cao kiến thức môn Ngữ văn 10. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 Cánh Diều, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10 Cánh Diều, đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều, đề thi cuối học kì 1 môn Văn 10 sách Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

Trọn bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 Cánh Diều kì 1, kì 2

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 10 Cánh Diều

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Thơ hiện đại

4

0

3

1

0

1

0

1

10

Tỉ lệ (%)

20%

15%

5%

10%

10%

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

1

1

Tỉ lệ (%)

10

15

10

5

40

Tổng

20

10

15

20

0

20

0

15

100

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

Tỉ lệ chung

65%

35%

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ

Môn: Ngữ văn lớp 10

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường cong bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...

Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
(“Nhớ đồng – Tố Hữu)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Bài thơ được viêt theo thể thơ nào?

A. Thể thơ năm chữ

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ bảy chữ

D. Thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 2. Những hình ảnh nào được nhắc đến ở khổ thơ thứ 2?

A. Cồn, tre, ô mạ xanh, khoai, sắn

B. Tre, ô mạ xanh, khoai, sắn, con đường

C. Cồn, tre, ô mạ xanh, khoai, người mẹ

D. Cồn, tre, cánh đồng lúa, khoai, sắn

Câu 3. Câu thơ nào thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về hình ảnh con người trong khung cảnh lao động?

A. Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

B. Đâu những lưng cong xuống luống cày

C. Đâu những đường cong bước vạn đời

D. Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ sau:

“Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.”

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Liệt kê

Câu 5. Điệp khúc “gì sâu bằng” được lặp lại bốn lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Tác giả thích nghe hò

B. Diễn tả nỗi buồn bi thảm khi bị mất tự do

C. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

D. Diễn tả sự vắng lặng của cảnh vật xung quanh

Câu 6. Dòng nào thể hiện chủ đề của bài thơ

A. Bằng việc ôn lại quá khứ, người chiến sĩ nung nấu ý chí đấu tranh cách mạng

B. Quá khứ của nhà thơ đầy bế tắc, thực tại tươi sáng hơn

C. Trong tù, tình yêu quê hương đất nước của người thanh niên cách mạng càng da diết

D. Thân xác bị cầm tù nhưng tinh thần và ý chí cách mạng của người chiến sĩ vẫn không hè bị lay chuyển.

Câu 7. Dòng nào sắp xếp đúng trật tự những nỗi nhớ được nói đến trong bài thơ

A. Nhớ chính mình khi đi tìm lối sống, lí tưởng sống; Nhớ đồng ruộng, xóm làng; Nhớ con người trong khung cảnh lao động; Nhớ mẹ già đơn chiếc

B. Nhớ con người trong khung cảnh lao động; Nhớ chính mình khi đi tìm lối; sống, lí tưởng sống; Nhớ mẹ già đơn chiếc; Nhớ đồng ruộng, xóm làng

C. Nhớ mẹ già đơn chiếc; Nhớ đồng ruộng, xóm làng; Nhớ chính mình khi đi tìm lối; sống, lí tưởng sống; Nhớ con người trong khung cảnh lao động

D. Nhớ đồng ruộng, xóm làng; nhớ con người trong khung cảnh lao động; nhớ mẹ già đơn chiếc; nhớ chính mình khi đi tìm lối sống, lí tưởng sống

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu

Câu 8. Qua bài thơ, thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị là gì?

Câu 9. Hai câu thơ dưới đây gợi lên tình cảm gì trong anh/chị?

“Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!”

Câu 10. Nhận xét sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai khổ thơ in đậm bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng?

II. VIẾT (4,0 điểm).

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ

Môn Ngữ văn, lớp 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

HV trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.

0,75

9

Hai câu thơ: Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!”

gợi lên trong em tình yêu, nỗi nhớ, sự gắn bó sâu đậm với quê hương từ những gì thân thuộc, bình dị nhất…

0,75

10

- HV làm sáng rõ được ý: nhân vật trữ tình đã thay đổi tâm trạng từ tù túng, ngột ngạt, bế tắc sang tâm trạng vui tươi, lạc quan, yêu đời.

- HV trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước?

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Trách nhiệm với quê hương đất nước là những việc làm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước

- Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với quê hương đất nước vì:

+ Quê hương đất nước có được như ngày hôm nay là phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu các thế hệ cha anh đi trước.

+ Sống có trách nhiệm sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Tuổi trẻ là những người năng động, sáng tạo, sống có hoài bão, có lí tưởng,…trở thành trụ cột của quê hương, đất nước.

+…..

- Để thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước tuổi trẻ cần phải:

+ Có tình yêu, niềm tự hào, sự biết ơn,…đối với quê hương, đất nước

+ Tích cực học tập, rèn luyện bản thân để cống hiến tài năng cho đất nước.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

+……..

- Bài học nhận thức và hành động

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy

0,5

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.206
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi