Bài thu hoạch tập huấn môn lớp 2 sách Cánh Diều - Tất cả các môn

Bài thu hoạch tập huấn môn lớp 2 sách Cánh Diều - Tất cả các môn: Toán, Đạo đức, TNXH, Hoạt động trải nghiệm.... là mẫu thầy cô phải lập sau khi tập huấn SGK mới nhằm nêu lên nội dung cơ bản của chương trình tập huấn, điểm mới của sách giáo khoa.... Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô tham khảo và tải về.

Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 sách Cánh Diều được thầy cô giáo gửi tới Hoatieu.vn nhằm chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho hữu ích cho công việc chuẩn bị tập huấn bộ sách Cánh diều lớp 2.

1. Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều

Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 2.

Chú trọng các việc làm cụ thể, thực tế, không nói chung chung, không học qua tranh ảnh, lí thuyết. Từ đó, những khó khăn nảy sinh cũng rất thực tế, mỗi HS, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có vấn đề riêng của mình.

Ví dụ: Làm đèn lồng; thực hành sắp xếp đồ dùng học tập; tự lựa chọn quần áo, giày dép phù hợp cho hôm sau đến trường; tự chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn thời trang,…

Nhóm biên soạn có ý thức tạo sự kết nối lô gic với những nội dung hành động cụ thể đã soạn ở lớp 1. Ví dụ: Ở lớp 1, HS xây dựng cảm xúc với đồ dùng học tập của mình, rèn luyện kĩ năng quản lí đồ, không đánh mất đồ dùng học tập. Lớp 2, HS thực hiện chăm sóc đồ dùng học tập hằng ngày chứ không chỉ quản lí: cất bút đúng vào hộp bút, cất giấy vào bao đựng giấy, gọt bút chì khi bút bị cùn, lau dọn bàn học (Góc học tập của em). Tiếp theo, ở mức cao hơn, HS biết tự sắp xếp đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi cùng tập thể, cùng gia đình (Hành trang lên đường). Ngoài ra, HS tạo được cảm xúc với những món đồ mình được bố mẹ, người thân tặng...

Lớp 1, HS đã biết sơ qua về khái niệm rác thải, đã quan sát thùng rác của nhà mình.

Lớp 2, HS được hướng dẫn đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mình theo phiếu khảo sát về rác, nước, bụi.

Tính đa dạng trong các phương thức và phương pháp tổ chức HĐTN

- Các HĐ được thiết kế trong SGK không bị lặp lại đều đều. Các phương thức HĐTN được đưa vào sách một cách linh hoạt, gây được sự bất ngờ, tạo sự tò mò, thú vị, cảm hứng tham gia cho HS, tạo điều kiện tiếp cận thực tế cuộc sống ở mức cao nhất có thể. Đó là các phương thức:

+ Phương thức thể nghiệm tương tác (biểu diễn, sân khấu hoá, diễn tương tác);

+ Phương thức nghiên cứu, đo lường, thí nghiệm;

+ Phương thức cống hiến – đóng góp sức mình vào các HĐ xã hội, có ảnh hưởng đến người xung quanh;

+ Phương thức khám phá, tìm hiểu thực tế.

- Đối với đối tượng HS tiểu học, nhóm biên soạn đặc biệt nhấn mạnh việc thay đổi các hình thức hoạt động:

+ Quan sát

+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá

+ Thí nghiệm, thực nghiệm

+ Thảo luận, phỏng vấn

+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác 11 tài liệu tập huấn giáo viên

+ Vẽ tranh

+ Viết hoặc vẽ một thông điệp

+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin

+ Trò chơi giáo dục

+ Sắm vai để xử lí tình huống

+ Giao lưu nhân vật

+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao

+ Dự án chung của nhóm, của tổ

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều

2. Bài thu hoạch tập huấn môn Toán lớp 2 sách Cánh Diều

Câu hỏi 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Toán 2 (Cánh Diều)

Trả lời: Sau khi tham dự lớp tập huấn về bộ SGK Toán 2 bộ sách Cánh Diều tôi nhận thấy những điểm mới như sau: Thay đổi căn bản, chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chương trình SGK Toán lớp 2 (Cánh Diều) được xây dựng một cách bài bản, nội dụng tinh giản, các bài học đều gắn với tình huống thực tế, chuyển từ dạy học sinh làm sang học sinh tự làm, để tìm ra được năng lực của bản thân.

- Sách giáo khoa môn Toán 2 mới đòi hỏi mỗi tiết học phải có thời gian thích đáng dành cho học sinh tự học, tự làm, tự kiến tạo kiến thức dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, từ đó phát huy tối đa năng lực.và chắt lọc những kiến thức cốt lõi nhất. Cụ thể:

- 1. Phần Số và cấu tạo thập phân của sô HS sẽ được nhận biết về số liền trước, liền sau, tia số (Ở chương trình hiện hành kiến thức này HS được học từ lớp 1).

Phần So sánh số về cơ bản không thay đổi nhưng GV cần lưu ý chỉ hướng dẫn HS so sánh không quá 4 số.

Phần Ước lượng đồ vật: HS được làm quen với ước lượng đồ vật theo nhóm

Phần nhân chia chỉ học bảng nhân 2, nhân 5; bảng chia 2, chia 5 đây là hai bảng nhân chia học sinh dễ nhớ nhất, không họcj về 1/2, 1/3/ 1/4...Như vậy bảng 3,4 và các kiến thức này đã được sẽ được đẩy lên lớp trên để giảm tải cho HS.

Phần tính nhẩm: Chú trọng hơn so với SGK hiện hành bởi vì đây là phần kiến thức gần gũi, cần thiết cho thực tế cuộc sống.

Phần thực hành, giải quyết vấn đề liên quan đến phép tính đã học không có các bài toán có lời văn về nhân chia.

Về Hình phẳng và hình khối có những điểm mới là: Chú trọng việc quan sát mô tả, lắp ghép hình khối để phát triển trí tưởng tượng cho HS; nhận diện đường cong, nhận dạng khối trụ khối cầu thông qua trực quan

Về Đo lường: Đơn vị Mi - li – met được chuyển lên lớp 3, bài tiền Việt Nam trước đây không dạy thì giờ lại trở lại để giúp HS nhận biết về tiền tệ của Việt Nam.

Về Thống kê xác suất, đây là kiến thức mới đưa vào lớp 2, tuy nhiên chỉ ở mức độ hết sức đơn giản, giúp HS làm quen dần với dạng kiến thức này.

Hoạt động thực hành trải nghiệm được thiết kế dưới dạng các bài Em vui học Toán. Các tiết học này HS tự hoạt động, trải nghiệm, sáng tạo, tự kiến tạo kiến thức giúp các em hứng thú, say mê hơn với các tiết học Toán.

Về phân phối chương trình, trong mỗi bài học GV có thể chủ động chia tiết cho phù hợp với thực tế HS ở mỗi địa phương, giúp HS có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất.

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Bài thu hoạch tập huấn môn Toán lớp 2 sách Cánh Diều

3. Bài thu hoạch tập huấn môn Đạo đức 2 sách Cánh Diều

Họ và tên:...................................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................

Trường:.............................

Phòng GD&ĐT..............................

Câu hỏi

Câu 1. Đồng chí hãy xây dựng Phân phối chương trình cả năm đối với 01 môn học/hoạt động giáo dục lớp 2 theo sách giáo khoa đã được trường đồng chí lựa chọn sử dụng cho năm học 2021-2022. (5 điểm)

Câu 2. Căn cứ vào Phân phối chương trình trên, đồng chí hãy xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (5 điểm)

Bài làm

Câu 1. Phân phối chương trình Đạo đức lớp 2.

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Bài thu hoạch tập huấn môn Đạo đức 2 sách Cánh Diều

4. Bài thu hoạch tập huấn môn Tự nhiên xã hội 2 sách Cánh Diều

Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

1. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp

Mỗi chủ đề, mỗi bài học đều hướng đến việc tích hợp với những vấn đề cấp thiết của xã hội một cách phù hợp.

Ví dụ:

- Giáo dục gá trị sống, kĩ năng sống: Chủ điểm: Gia đình: Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

- Giáo dục an toàn: Bài 9: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

- Giáo dục sức khỏe: Bài 4: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ

- Ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Bài: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật

- Giáo dục tài chính: Bài 10: Mua, bán hàng hóa

2. Điểm mới về cấu trúc cuốn sách, chủ đề, bài học

2.1. Cấu trúc cuốn sách

Ngoài các bìa sách, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 phần chính:

- Hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình kết hợp với kênh chữ, tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.

- Mục lục: Mỗi chủ đề ứng với một thẻ màu, dưới mỗi chủ đề có tên các bài học, giúp HS dễ dàng tìm được bài học ứng với mỗi chủ đề.

- Nội dung chính: Trong phần này có 6 chủ đề, 21 bài học, 1 bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề.

- Bảng tra cứu từ ngữ

2.2. Cấu trúc một chủ đề

- Cấu trúc một chủ đề gồm 3 phần: Trang giới thiệu chủ đề; các bài học; bài ôn tập và đánh giá.

- Trang giới thiệu chủ đề

Bao gồm những hình ảnh phản ánh nội dung cốt lõi của chủ đề và các mã màu, các số thứ tự để phân biệt giữa các chủ đề khác nhau. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Dưới đây là hình ảnh các trang giới thiệu chủ đề.

- Các bài học

Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 3 đến 5 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Có 21 bài học được dạy trong 58 tiết.

- Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề: Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết.

2.3. Cấu trúc một bài học

Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2 đều có cấu trúc gồm 3 phần:

Tên bài học

Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” hoặc “Hãy cùng nhau” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?)

Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?)

SGK Tự nhiên và Xã hội 2 có 3 dạng bài học chủ yếu: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.

Dạng bài học mới

Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:

+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…

+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận,…

+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân,…

+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK.

Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.

Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.

Trên đây là Bài thu hoạch tập huấn môn lớp 2 sách Cánh Diều - Tất cả các môn mà Hoatieu.vn sưu tầm được và muốn chia sẻ đến các thầy cô nhằm hoàn thành các bài tập sau tập huấn một cách tốt nhất.

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Bài thu hoạch tập huấn môn Tự nhiên xã hội sách Cánh Diều

Đánh giá bài viết
9 8.407
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm