Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều
Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều là mẫu thầy cô phải lập sau khi tập huấn SGK mới nhằm nêu lên nội dung cơ bản của chương trình tập huấn, điểm mới của sách giáo khoa.... Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô tham khảo và tải về.
Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Cánh Diều được thầy cô giáo gửi tới Hoatieu.vn nhằm chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho hữu ích cho công việc chuẩn bị tập huấn bộ sách Cánh diều lớp 2
Bài kiểm tra cuối khóa SGK lớp 2 Cánh Diều
Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 2.
Chú trọng các việc làm cụ thể, thực tế, không nói chung chung, không học qua tranh ảnh, lí thuyết. Từ đó, những khó khăn nảy sinh cũng rất thực tế, mỗi HS, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có vấn đề riêng của mình.
Ví dụ: Làm đèn lồng; thực hành sắp xếp đồ dùng học tập; tự lựa chọn quần áo, giày dép phù hợp cho hôm sau đến trường; tự chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn thời trang,…
Nhóm biên soạn có ý thức tạo sự kết nối lô gic với những nội dung hành động cụ thể đã soạn ở lớp 1. Ví dụ: Ở lớp 1, HS xây dựng cảm xúc với đồ dùng học tập của mình, rèn luyện kĩ năng quản lí đồ, không đánh mất đồ dùng học tập. Lớp 2, HS thực hiện chăm sóc đồ dùng học tập hằng ngày chứ không chỉ quản lí: cất bút đúng vào hộp bút, cất giấy vào bao đựng giấy, gọt bút chì khi bút bị cùn, lau dọn bàn học (Góc học tập của em). Tiếp theo, ở mức cao hơn, HS biết tự sắp xếp đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi cùng tập thể, cùng gia đình (Hành trang lên đường). Ngoài ra, HS tạo được cảm xúc với những món đồ mình được bố mẹ, người thân tặng...
Lớp 1, HS đã biết sơ qua về khái niệm rác thải, đã quan sát thùng rác của nhà mình.
Lớp 2, HS được hướng dẫn đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mình theo phiếu khảo sát về rác, nước, bụi.
Tính đa dạng trong các phương thức và phương pháp tổ chức HĐTN
- Các HĐ được thiết kế trong SGK không bị lặp lại đều đều. Các phương thức HĐTN được đưa vào sách một cách linh hoạt, gây được sự bất ngờ, tạo sự tò mò, thú vị, cảm hứng tham gia cho HS, tạo điều kiện tiếp cận thực tế cuộc sống ở mức cao nhất có thể. Đó là các phương thức:
+ Phương thức thể nghiệm tương tác (biểu diễn, sân khấu hoá, diễn tương tác);
+ Phương thức nghiên cứu, đo lường, thí nghiệm;
+ Phương thức cống hiến – đóng góp sức mình vào các HĐ xã hội, có ảnh hưởng đến người xung quanh;
+ Phương thức khám phá, tìm hiểu thực tế.
- Đối với đối tượng HS tiểu học, nhóm biên soạn đặc biệt nhấn mạnh việc thay đổi các hình thức hoạt động:
+ Quan sát
+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá
+ Thí nghiệm, thực nghiệm
+ Thảo luận, phỏng vấn
+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác 11 tài liệu tập huấn giáo viên
+ Vẽ tranh
+ Viết hoặc vẽ một thông điệp
+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin
+ Trò chơi giáo dục
+ Sắm vai để xử lí tình huống
+ Giao lưu nhân vật
+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao
+ Dự án chung của nhóm, của tổ
- Các hình thức thực hiện nhiệm vụ đưa ra cũng rất đa dạng: nhiệm vụ dành cho cá nhân; nhiệm vụ dành cho cặp đôi; nhiệm vụ dành cho hoạt động nhóm; nhiệm vụ dành cho cả lớp.
* Hoạt động trải nghiệm luôn gắn với HĐ chia sẻ, phản hồi
- Đây là một trong những thời điểm không thể thiếu của quá trình HĐTN: những khó khăn nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cách khắc phục, chia sẻ cảm xúc tích cực khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chia sẻ những bài học kĩ năng được rút ra sau trải nghiệm. Quá trình phản hồi không chỉ là đánh giá kết quả HĐTN mà còn giúp HS tạo động lực tiếp tục hành động, hành động thật chứ không dừng lại ở hành động hình thức hoặc đối phó.
– Đa dạng hoá các hình thức nhận phản hồi và phản hồi của phản hồi; thu hoạch sản phẩm; cánh đánh giá và tự đánh giá: HS có thể chia sẻ theo cặp đôi, theo nhóm, tổ hoặc viết, vẽ vào những tờ bìa thu hoạch. HS cũng có thể tham gia trưng bày sản phẩm (triển lãm), làm các cuốn cẩm nang nhỏ, tờ rơi, vẽ các bức tranh, sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp, viết nhật kí,...
- Với HS lớp 2, nhóm biên soạn đã đưa kĩ năng lập Sơ đồ tư duy vào HĐTN, bước đầu giúp HS thực hiện thao tác phân loại và rèn luyện tư duy khái quát. Trong SGK có đề xuất cách đánh giá và tự đánh giá HĐTN của cá nhân HS (dùng hình ảnh cây trải nghiệm với lá, hoa được dán thêm vào làm cây trải nghiệm đó sum sê, phong phú – là hồ sơ thu hoạch HĐTN của mỗi cá nhân) nhưng GV có thể đưa ra những hình thức đánh giá khác như thu thập vật báu cho hòm kho báu, thu thập ngôi sao cho bầu trời sao,…
* Kết nối với gia đình
- Các HĐSGH được thiết kế tạo điều kiện kết nối HS với người thân trong gia đình: Từ việc quan sát người thân, làm một việc chăm sóc người thân, cùng người thân xem lại những tấm ảnh cũ, mượn ảnh trong an-bum ảnh gia đình đến chia sẻ với các bạn với cảm xúc tự hào, chia sẻ về phản hồi từ bố mẹ, người thân khi mình làm được một việc nhà hay kể một câu chuyện vui, đánh dấu vào cuốn lịch những ngày đáng nhớ của gia đình,… đến việc lên kế hoạch cho một HĐ chung của gia đình và thực hiện kế hoạch đó (đi chơi xa, tổng vệ sinh nhà cửa, cùng về thăm ông bà ngày cuối tuần,…).
- Sự phản hồi, chia sẻ của HS trên lớp; việc lất ý kiến đánh giá về HĐTN của con từ phía bố mẹ tạo sự kết nối giữa GV và phụ huynh, giữa gia đình và nhà trường.
* Kết nối với cộng đồng
- Nhiều chủ đề và các HĐTN được thiết kế trong SGK tạo điều kiện để HS kết nối với cộng đồng gần (hàng xóm láng giềng) và cộng đồng rộng hơn (các bạn HS vùng sâu vùng xa, vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, các cộng đồng yếm thế trong xã hội).
- Những HĐ được thiết kế chú trọng việc giao lưu, quan sát, chia sẻ, đồng cảm với cộng đồng, tạo những ảnh hưởng nhất định với cộng đồng (nhắc nhở mọi người xung quanh bảo vệ môi trường; làm quen, kết nối với hàng xóm láng giềng, cùng tổng vệ sinh khu phố, làng xóm,…).
Câu 2.
Thứ ……...ngày ..…tháng..…năm……
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Hoạt động trải nghiệm - Lớp 2
HĐ giáo dục theo CĐ - Bài 2 : Nụ cưới thân thiện
I. MỤC TIÊU: Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết mang lại niềm vui cho người khác và cho bản thân
- Biết giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi ng xung quanh.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất
- Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Bài giảng điện tử, tivi, Micro, Ảnh/ clip các kiểu cười khác nhau, các câu truyện cười, truyện hài,….
- HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS | PT |
3’ | I. Khởi động | - GV chiếu clip về những nụ cười thân thiện và nghe bài hát Nụ cười. - GV yêu cầu HS thể hiện theo các nụ cười trong clip hoặc hát theo lời bài hát. ? Các con cảm thấy thế nào khi vừa xem xong clip? - GV: Vậy các con đã thể hiện sự vui vẻ, thoải mái của mình như nào và ở đâu thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé. Bài 2: Nụ cười thân thiện - GV gọi 1 HS nhắc lại tên đầu bài | - HS xem - HS thể hiện nụ cười của bản thân - HS: Cảm thấy vui vẻ, thoải mái. - HS lắng nghe - HS đọc | SL 2, 3 |
10-12’ | II. Khám phá chủ đề 1. Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện MT: HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn. Đồng thời muốn học tập các bạn ấy. | - GV tổ chức cho học chơi trò chơi Phóng viên nhí - GV hướng dẫn: Cô sẽ mời một bạn đóng vai là phóng viên để đi phỏng vấn các bạn với những câu hỏi sau: ? Hãy kể tên về một bạn có nụ cười thân thiện? ? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn cười với mình? ? Bạn cảm thấy như nào khi bạn cười với mọi người? GV: Con hãy kể tên một số tình huống có thể khiến con nở một nụ cười thân thiện? GVKL: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi gặp bố mẹ, bạn bè, được đi chơi, được tặng quà, khi thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên hay được yêu thương. | - HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV - HSTL - Cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thấy yêu bạn hơn…. - Cảm thấy vui, thoải mái,… - HSTL: Được tặng quà, được khen…. - HS lắng nghe | - SL 4, 5 |
8- 10’ | 2. Hoạt động 2: Kể chuyện vui hoặc làm những động tác vui nhộn MT: Giúp HS được trải nghiệm việc mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè. | - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 tìm các câu chuyện hài hay các động tác gây cười và trình diễn trước các bạn trong nhóm. - GV gọi đại diện các nhóm lên thể hiện trước cả lớp - GV + Con cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn? + Vì sao con lại cười trước sự thể hiện của bạn? - GVKL: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cười từ người khác và cũng mang lại niềm vui và nụ cười cho mọi người xung quanh. | - HS thảo luận theo nhóm 4 - HS trình bày - Cảm thấy vui vẻ, thấy mình là người có ích,…. - HSTL: Vì câu chuyện buồn cười, vì hành động của bạn buồn cười - HS lắng nghe | - SL 6, 7 |
10- 12’ | 3. Hoạt động 3: Thể hiện nụ cười thân thiện MT: Đưa ra các tình huống để nhắc nhở HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh | - GV: Cô có một tình huống như sau: Hôm nay là sinh nhật bạn Mai. Bạn Huy do quá vội vàng tới dự sinh nhật nên đã bị vấp ngã. Khi đứng dạy bạn rất khó chịu, nói những lời khó nghe và khi chụp ảnh chung thì bạn lại cau có. Bạn Lan cũng do chưa cẩn thận nên cũng bị ngã nhưng khi đứng dậy bạn Lan vui vẻ và nói “Các cậu thấy màn biểu diến của tớ thế nào” - GV mời 1 vài HS lên đóng vai - GV + Theo các con vì sao bạn Lan khi đứng dậy bạn vẫn tỏ thái độ vui vẻ? - GV + Khi mẹ đi làm về rất mệt nhưng vẫn vui vẻ mỉm cười với con, con sẽ cảm thấy thế nào? + Khi con ra đường gặp một bạn hàng xóm, nhưng bạn lại cau có, khó chịu với con thì con sẽ bản thấy thế nào? + Vậy theo các con lúc nào cũng tươi cười với người khác có dễ không? - GV: Các con thấy không nụ cười rất quan trọng với chúng ta. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào các con cũng có thể dễ dàng nở nụ cười được nhưng các con hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, biết nghĩ cho mọi người để ta có thể có những nụ cười thân thiện nhé. | - HS lắng nghe - HS đóng vai - HSTL: Vì bạn không muốn mọi người phải lo lắng cho mình, phải buồn vì thái độ khó chiu của mình,….. - HSTL : cảm thấy vui, cảm thấy yêu mẹ, cảm thấy thương mẹ,… - HSTL: cảm thấy buồn, cảm thấy khó chịu,…. - HSTL: phải suy nghĩ tích cực tích cực, biết nghĩ cho người khác - HS lắng nghe | SL 8, 9 |
3’ | III. Củng cố-dặn dò: | ? Bài học hôm nay giúp các con biết thêm được điều gì? - GV: Sau tiết học này về nhà các con hãy cùng bố mẹ đọc hoặc kể về một câu chuyện hài hước nhé. - GV nhận xét tiết học. | - 1 HS trả lời - HS lắng nghe | SL 10 |
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Câu 3. Các phương pháp, kĩ thật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ SD trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2 như sau
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.
Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực Hoạt động trải nghiệm học.
Đối với bài dạy Nụ cười thân thiện, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh, đóng vai, thảo luận, phỏng vấn qua các hoạt động. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em.
Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV cho HS đi phỏng vấn các bạn để nhận diện được sự thân thiện của các bạn; GV tổ chức cho HS đóng vai tạo ra tình huống để nhắc nhở HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau:
Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể:
- Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập.
- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Hoạt động trài nghiệm.
- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.
Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.
Trên đây là Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều mà Hoatieu.vn sưu tầm được và muốn chia sẻ đến các thầy cô nhằm hoàn thành các bài tập sau tập huấn một cách tốt nhất.
Mời các bạn tham khảo các giáo án, tài liệu khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Cinderella
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(Đủ 10 câu) Đáp án câu hỏi tập huấn Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Cánh diều lớp 4 2024
-
Sách giáo khoa Toán 9 bộ Cùng khám phá
-
File Mẫu thư ngỏ đầu năm học 2024-2025 (Word, PPT)
-
Cụm từ nào sau đây không phải là một trong 5 đặc điểm của HTQC?
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý
-
(Dạy cuốn chiếu/ Song song) Tải Phụ lục 1, 2, 3 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức file Doc
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
-
Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
-
Kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật lớp 8
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Gợi ý học tập môn Đạo đức mô đun 3 Tiểu học
Gợi ý đáp án môn Tự nhiên xã hội module 4 Tiểu học
Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người trong Chương trình Tiểu học (Đủ 5 lớp)
Bài tập cuối khóa module 9 môn Thể dục
Bài thu hoạch tập huấn SGK Đạo đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 môn Tự nhiên xã hội