Quy chế bổ nhiệm cán bộ
QUY CHẾ BỔ NHIỆM CÁN BỘ
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết về quy chế bổ nhiệm cán bộ để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về quy chế bổ nhiệm cán bộ của các doanh nghiệp. Thông qua bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn những yêu cầu khi bổ nhiệm cán bộ, quy trình khi bổ nhiệm, những mẫu đơn kèm theo khi được bổ nhiệm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về quy chế bổ nhiệm cán bộ tại đây.
Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ
Quy chế bổ nhiệm cán bộ
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Xây dựng các bước quy trình nghỉ phép cho CNV công ty.
II/ PHẠM VI:
- Áp dụng cho toàn bộ hệ thống của Công ty.
III/ ĐỊNH NGHĨA:
- Không có.
IV/ NỘI DUNG:
Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đơn vị.
1. Hoạch định cán bộ nguồn:
- Phòng nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn cho công ty. Việc xây dựng đội ngũ các bộ nguồn phải được thể hiện qua phương án hàng năm và phương án điều chỉnh vào tháng 6 hàng năm.
- Việc hoạch định cán bộ nguồn bao gồm hai hình thức là nguồn các bộ mới xuất phát từ chiến lược mở rộng kinh doanh của công ty và xây dựng đội ngũ cán bộ thay thế.
- Đối với các cán bộ mới theo chiến lược kinh doanh của công ty, được thực hiện theo quy trình tuyển dụng của công ty.
- Đối với trường hợp cán bộ nguồn, cần phải lưu ý các trường hợp sau:
1.1 Xây dựng cán bộ nguồn thay thế:
- Mỗi chức danh quản lý đều phải có một vị trí nhân viên tiềm năng để thay thế. Mẫu phiếu thăng chức thực hiện theo: NS – 13 – BM01.
- Thẩm quyền phê duyệt phiếu thăng tiến như sau:
+ Giám đốc điều hành đối với các chức danh quản lý cấp phòng…..
+ Trưởng các bộ phận với các chức danh còn lại nhưng phải được TP. nhân sự phê duyệt.
- Phiếu thăng tiến do phòng nhân sự lưu làm chương trình đào tạo và đánh giá
1.2 Xây dựng chương trình bổ trợ công việc:
- Đối với mỗi loại công việc nhất định, phòng nhân sự phối hợp với mỗi bộ phận phải có ít nhất hai người có thể thực hiện được công việc để có thể thay thế khi cần thiết.
- Đối với các vị trí quan trọng, nếu như vị trí đó vắng mặt mà công việc không thể giải quyết được thì phải có thêm nhân sự dành cho vị trí đó.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm
- Phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ theo bảng tiêu chuẩn chức danh của công ty.
- Có đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch kê khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.
- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên.
3. Thẩm quyền bổ nhiệm:
- Các chức danh Phó giám đốc, Kế toán trưởng do BGĐ bổ nhiệm.
- Giám đốc đối với các chức danh Trưởng bộ phận, trợ lý giám đốc bộ phận.
- Giám đốc điều hành đối với các chức danh Trưởng các bộ phận cấp quản đốc, trưởng phòng, trợ lý trưởng phòng.
- Trưởng phòng nhân sự với các chức danh còn lại.
4. Quy trình bổ nhiệm
4.1 Ghi phiếu đề nghị bổ nhiệm
- Phiếu đề nghị bổ nhiệm do quản lý các cấp hoặc phòng nhân sự tự ghi nhưng phải có chữ ký xác nhận của người đề nghị và quản lý cấp phòng của bộ phận đó.
- Người đề nghị lập phiếu theo mẫu: NS – 13 – BM02.
- Phiếu đề nghị phải được chuyển cho giám đốc nhân sự xem xét, nếu giám đốc nhân sự không đồng ý thì giải thích cho bộ phận đề nghị được biết, nếu đồng ý thì tổ chức việc thu thập hồ sơ và đánh giá mức độ tín nhiệm của người được đề nghị bổ nhiệm.
4.2 Xác định mức tín nhiệm
- Những người được tham gia đánh giá tín nhiệm bao gồm: đồng nghiệp, nhân viên và khách hàng thường xuyên liên hệ với người đó.
- Mẫu đánh giá mức độ tín nhiệm do phòng nhân sự lập và tổ chức việc đánh giá bao gồm các nội dung như sau:
+ Chuyên môn nghiệp vụ.
+ Sự phối hợp.
+ Đạo đức, tác phong.
+ Thái độ
+ Tinh thần trách nhiệm, kỷ luật.
- Phòng nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh giá mức tín nhiệm và tổng hợp mức đánh giá theo mẫu: NS – 13 – BM04.
4.3 Phiếu đánh giá cán bộ
- Việc đánh giá cán bộ do quản lý trực tiếp của người được bổ nhiệm đánh giá theo mẫu: NS – 13 – BM05.
- Đối với cấp tổ trưởng hoặc tương đương, trở lý Trưởng phòng do Trưởng phòng, quản đốc đánh giá, sau đó chuyển cho giám đốc chuyên môn có ý kiến, sau đó chuyển qua cho phòng nhân sự.
- Đối với cấp TP và tương đương, trợ lý GD do giám đốc chuyên môn đánh giá sau đó chuyển trực tiếp qua phòng nhân sự.
- Đối với cấp giám đốc chuyên môn, trợ lý giám đốc điều hành do giám đốc điều hành đánh giá sau đó chuyển qua phòng nhân sự.
Sau khi nhận được bảng đánh giá của các bộ phận, giám đốc nhân sự tập hợp các loại hồ sơ, ghi ý kiến của phòng nhân sự vào phần ý kiến trong bảng đánh giá cán bộ, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ đánh giá cho người duyệt theo thẩm quyền.
4.4 Trình duyệt
Phòng nhân sự phải trình bộ hồ sơ bổ nhiệm bao gồm:
- Phiều đề nghị bổ nhiệm
- Bảng tổng hợp mức tín nhiệm và các bảng tín nhiệm chi tiết kèm theo
- Bảng đánh giá cán bộ
- Phiếu thăng chức
- Hồ sơ chi tiết cá nhân
- Kết quả đánh giá công việc trong vòng 1 năm
- Dự thảo quyết định bổ nhiệm
Người có thẩm quyền phải xem xét các hồ sơ và so sánh với các nội dung sau:
- Bảng mô tả công việc của chức danh cần bổ nhiệm.
- Phiếu thăng chức
+ Nếu như hồ sơ chưa phù hợp thì giám đốc điều hành cần tổ chức cuộc họp để đưa ra các thông tin chưa phù hợp cho giám đốc chuyên môn, giám đốc nhân sự, quản lý trực tiếp cùng thảo luận.
+ Nếu như người có thẩm quyền không đồng ý việc bổ nhiệm thì cần đưa ra hướng xử lý và giải thích cho các bên liên quan biết.
+ Nếu người có thẩm quyền đồng ý thì ký quyết định bổ nhiệm và gửi cho các bên liên quan.
4.5 Thông báo bổ nhiệm.
- Tất cả các chức danh được bổ nhiệm phải được thông báo cho các bộ phận được biết.
- Các đối tượng được biết bao gồm: các đối tác, nhà cung cấp, quản lý cấp trên và toàn bộ nhân viên cấp dưới của người đó, các đồng nghiệp.
- Hình thức thông báo bao gồm: đăng báo, truyền hình, bản tin nội bộ, bảng tin, tổ chức họp báo, họp nội bộ công ty, website công ty…
V/ BIỂU MẪU KÈM THEO:
1. Phiếu thăng chức
2. Phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ
3. Phiếu đánh giá cán bộ
4. Phiếu đánh giá tín nhiệm
5. Bảng tự nhận xét của cán bộ
6. Quyết định bổ nhiệm
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Quy chế bổ nhiệm cán bộ
97 KBBảng tự nhận xét của cán bộ
10/01/2018 10:57:51 CHPhiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ
10/01/2018 10:57:51 CHPhiếu thăng chức
10/01/2018 10:57:51 CHPhiếu đánh giá cán bộ
10/01/2018 10:57:51 CHPhiếu đánh giá tín nhiệm
10/01/2018 10:57:51 CHQuyết định bổ nhiệm
10/01/2018 10:57:51 CHQuy chế bổ nhiệm cán bộ (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bảng mô tả công việc nhân viên Thủ kho
-
Mẫu hợp đồng làm việc của viên chức 2025 theo Nghị định 115
-
Hồ sơ xin việc 2025, mẫu hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?
-
Mẫu quyết định tiếp nhận nhân viên chính thức 2025
-
Mẫu phiếu đánh giá thiết bị 2025
-
Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác
-
Bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội 2025
-
Mẫu số 3: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2025
-
Mẫu quyết định tăng lương 2025 mới nhất
-
7 mẫu Nội quy lao động mới nhất 2025 và các vấn đề liên quan
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến