PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập học kì 1 (Tiết 2) Kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Bài Ôn tập cuối kì 1 tiếng Việt lớp 5
(Tiết 2)
Giáo án Bài Ôn tập cuối kì 1 tiếng Việt lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài Ôn tập HK 1 tiết 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài Ôn tập cuối kì 1 được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.
Giáo án điện tử bài Ôn tập Tiếng Việt 5 cuối HK 1 (Tiết 2)
Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập HK 1 KNTT (Tiết 2)
TIẾT 2: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập sử dụng từ điển
Luyện tập về dấu gạch ngang
Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Luyện tập về kết từ
Luyện viết văn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả, văn bản giới thiệu được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.
- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
- Ôn luyện về cách sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, điệp từ, điệp ngữ và kết từ.
- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết chăm chỉ, tự giác, chịu khó học hành.
- Biết yêu nghệ thuật, trân trọng và bảo vệ những truyền thống văn hóa của dân tộc
- Biết yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Rèn luyện tinh thần tự giác, chăm học, kỷ luật trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Luyện tập đọc hiểu văn bản + Luyện tập sử dụng từ điển + Luyện tập về dấu gạch ngang + Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ + Luyện tập về kết từ + Luyện viết văn B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong gần cuối học kì I. - Đọc trôi chảy các bài văn trong gần cuối học kì I. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về: - Sử dụng từ điển. - Dấu gạch ngang. - Biện pháp điệp từ, điệp ngữ. - Kết từ. b. Cách tiến hành - GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, biện pháp điệp từ, điệp ngữ và kết từ. - GV hệ thống lại kiến thức cho HS. * Khi sử dụng từ điển, thực hiện ba bước sau: + Bước 1: Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ. + Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra. + Bước 3: Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. * Tác dụng của dấu gạch ngang: + Đánh dấu lời nói trực tiếp + Đánh dấu các ý liệt kê + Nối các từ ngữ trong một liên danh + Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu * Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ: + Tạo sự nhấn mạnh + Tạo sự liên kết + Tạo sự khẳng định * Kết từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau như: và, với, hay, hoặc, vì, do, của,… Có những kết từ dùng theo cặp (cặp kết từ) như: mặc dù … nhưng, vì … nên, nếu … thì, không những … mà còn,… Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được cách đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách. - Nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. - Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. - Nắm được cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có bao nhiêu phần? Đó là những phần nào? + Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? + Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, điệp từ, điệp ngữ và kết từ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Câu 1: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Viết được đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình mà em thích. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. Câu 2: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ đã từng nghe/ đã từng đọc: đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học. + Hoàn thiện bài tập trong phiếu bài tập 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. | - HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS tập trung lắng nghe. - HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm. - HS đọc bài trước lớp. - HS lắng nghe nhận xét. - HS hoạt động nhóm. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có 3 phần: -) Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật. -) Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,…) và đưa ra dẫn chứng minh họa -) Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật. + Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: -) Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện. -) Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,…) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. -) Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. + Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có 3 phần: -) Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ. -) Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,…) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. -) Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường có 3 phần: -) Mở đầu: Giới thiệu tên bộ phim, tên nhân vật,… -) Triển khai: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách,… của nhân vật (Lưu ý: Nên đưa dẫn chứng về chi tiết trong phim (hình ảnh, âm thanh) để làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật.) -) Kết thúc: Nêu cảm nghĩ về nhân vật và ý nghĩa, giá trị của bộ phim. - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
Câu 6: - Nội dung chính của văn bản: kể lại sự tàn khốc của chiến tranh, lòng dũng cảm của những người lính và sự đồng cảm của cựu chiến binh Mai-cơ đối với vùng quê Mỹ Lai. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: ai: từ dùng nói về người nào đó, không rõ (thường dùng để hỏi) bù đắp: bù vào để làm giảm bớt đi phần nào những mất mát, thiếu thốn (thường là về mặt tinh thần, tình cảm) bám: tự giữ chặt vào hoặc dính chặt vào cho không rời ra khỏi nơ: vật trang điểm thường tết bằng vải, lụa, để cài vào tóc, vào áo, v.v. nghịch: (trẻ con) chơi đùa những trò không nên hoặc không được phép vì có thể gây hại: cái gây tổn thất, tổn thương ngoan: dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em) nhận biết: nhận ra mà biết, mà hiểu được Bài 2: a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Nối các từ trong một liên danh c. Đánh dấu phần chú thích Bài 3: Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó: a. Ai dậy sớm… Đang chờ đón… => Nhấn mạnh ý dậy sớm; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên. b. Mồ hôi mà đổ… => Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người. Bài 4: a) và b) và, ở, của c) thì, thì d) và, nhưng - HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
............
Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài Ôn tập HK 1 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập học kì 1 (Tiết 2) Kết nối tri thức
1,7 MB 13/12/2024 11:36:00 SATải giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập học kì 1 (Tiết 2) word
13/12/2024 12:02:43 CH
Tham khảo thêm
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 30: Ôn tập số thập phân
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
PowerPoint Toán 5 Bài 45: Hình thang
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 8: Chuyện nhỏ trong lớp học
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức (Đủ 35 tuần)
Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 5 Cánh Diều file Word
Giáo án Powerpoint Toán 5 Chân trời sáng tạo (Tuần 1-2)
Bài giảng điện tử Lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức (Tuần 1-18)
(Bản 1+2) Giáo án Giáo dục thể chất 5 Kết nối tri thức Đủ cả năm