Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 Cánh Diều 2024-2025

Tải về

Kỳ thi giữa học kỳ 2 Sinh 12 là một bài kiểm tra quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Để đạt điểm cao, việc ôn tập theo đúng cấu trúc đề thi là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đề thi giữa học kỳ 2 Sinh học 12 Cánh Diều theo cấu trúc 2025, kèm theo đáp án chi tiết và mẹo làm bài hiệu quả, giúp bạn tự tin chinh phục bài kiểm tra.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh 12 trắc nghiệm

Phần I. Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu 1. Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương đồng?[NT3]

A. Cánh dơi và tay người B. Ngà voi và sừng tê giác

C. Vòi voi và vòi bạch tuột D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi

Câu 2. Những bộ phận nào sau đây là cơ quan thoái hóa?[NT3]

(1) Manh tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa.

(4) Mấu thịt ở mí mắt người (5) Vết xương chi ở rắn. (6) Dạ dày 1 ngăn

A. (2), (3) và (5) B. (2), (4) và (5) C. (3), (4) và (5) D. (4), (5) và (6)

Câu 3. Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại trên cơ thể là do:[NT3]

A. Các gene quy định cơ quan thoái hóa là những gene lặn

B. Vì chúng ít có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị CLTN loại bỏ

C. Chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng

D. Có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ

Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là[NT1]

A. Đột biến cấu trúc NST B. Biến dị cá thể

C. Đột biến gen D. Đột biến số lượng NST

Câu 5: Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là:[NT2]

A. Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

B. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.

C. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người

D. Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.

Câu 6: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các:[NT4]

A. Biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 7: Theo Đacuyn, đơn vị của tiến hóa là:[NT1]

A. Loài B. Cá thể C. NST D. Quần thể

Câu 8: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:[NT3]

A. Biến dị tổ hợp. B. Thường biến.

C. Di nhập gen D. Biến dị đột biến.

Câu 9: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

B. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

C. CLTN chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.

D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.[NT5]

Câu 10: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:[NT4]

A. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

B. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

C. Sự giống nhau về DNA của tinh tinh và DNA của người.

D. Thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 11. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở[NT1]

A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.

B. Kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

C. Kỉ Đệ tứ của đại Tân sinh

D. Kỉ Phấn trắng của đại Trung sinh

Câu 12. Quá trình hình thành loài người theo thứ tự sau : [NT1]

A. H.erectus → H.habilis → H.sapiens B. H.sapiens → H.habilis → H.erectus

C. H.sapiens → H.erectus → H.habilis D. H.habilis → H.erectus → H.sapiens

Câu 13. Giới hạn sinh thái là: [NT1]

A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 14. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố[NT6]

A. Hạn chế B. Rộng C. Vừa phải D. Hẹp

Câu 15. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa[NT2]

A. Đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định

B. Duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp

C. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống

D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

Câu 16. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ[NT4]

A. Hỗ trợ. B.Cạnh tranh. C.Cộng sinh. D.Hợp tác

Câu 17. Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ?[NT3]

A.Bằng chứng sinh học phân tử B.Bằng chứng giải phẫu so sánh

C.Bằng chứng hóa thạch D.Bằng chứng tế bào học

Câu 18. Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:[NT2]

A.Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo

B.Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

C.Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên

D.Phát sinh các biến dị cá thể

Phần II. Câu hỏi đúng sai

Câu 1. Giả sử trình tự 1 đoạn DNA thuộc gen mã hóa enzyme amylase được dùng để ước lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn DNA này của 4 loài khác nhau.

Trình tự đoạn gen mã hóa enzyme amylase

Loài A

C A G G T C A G T T

Loài B

C C G G T C A G G T

Loài C

C A G G A C A T T T

Loài D

C C G G T C A C G T

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai

A. DNA của các loài khác nhau thì có trình tự, thành phần các nucleotide khác nhau(Đ) [TH1]

B. Loài C và loài A khác nhau 1 nucleotide(S) [TH1]

C. Loài B và loài D có mối quan hệ nguồn gốc gần nhau nhất(Đ) [TH2]

D. Loài A và loài D có mối quan hệ nguồn gốc xa nhau nhất(Đ) [TH2]

Câu 2. Khi Đac Uyn nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của các loài sâu ăn lá ông thấy rằng các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Mỗi nhận định sau đây của Đac Uyn là đúng hay sai

A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu(S) [TH2]

B. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường(S) [TH2]

C. Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh(S) [TH2]

D. CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ (Đ)[TH3]

Câu 3 : Tìm hiểu về nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên nhận định nào sau đây là đúng, nhận định nào sau đây là sai

A.Vì con người có tư duy, có lao động(S) [TH2]

B.Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác(S) [TH2]

C.Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên(S) [TH2]

D.Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên(Đ) [TH3]

Câu 4. Khi khảo sát về một rừng thông có mật độ trồng là 2500cây/ha. Mỗi nhận định sau đây về rừng thông là đúng hay sai

A. Mật độ cây thông này là cao hơn so với mức quy định[Đ]VD1

B. Giữa các cá thể trong quần thể thông có sự hỗ trợ nhau về lấy ánh sáng, dinh dưỡng[S]. VD1

C. Có hiện tượng tự tỉa thưa giữa các cá thể trong quần thể thông[Đ]. VD1

C. Để quần thể cây thông sinh trưởng và phát triển tốt thì khi trồng đảm bảo mật độ, khoảng cách theo quy định[Đ]VD2

Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn

Câu 1: Trong các nhân tố tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên, dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên, phiêu bạt di truyền, đột biến

Có mấy nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể ? [NT5]

ĐA: 4

Câu 2. Trong các yếu tố sinh thái sau đây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, sinh vật. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con trâu? [VD1]

ĐA: 2

Câu 3: Xét các yếu tố sau đây: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể, mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể , tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường, sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật [VD1]

ĐA 4

Câu 4: Cho các đặc trưng sau đây: Một quần thể gà có 1100con, trong đó có 100 con gà trống. Tính tỉ lệ giới tính trong quần thể này là bao nhiêu( tính theo số thập phân)?[VD1]

ĐA 0,1

Câu 5. Quan sát hình sau:

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh 12 trắc nghiệm

Hãy cho biết quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất trải qua mấy giai đoạn tiến hóa[NT3]

ĐA: 3

Câu 6. Cho các biến đổi tiến hóa sau:

(a) Sự tiêu giảm cấu trúc xương chi ở rắn và trăn;

(b) Sự tuyệt chủng của các loài khủng long;

(c) Thay đổi tần số allele quy định kích thước mỏ ở quần thể chim sẻ trên đảo;

(d) Sự hình thành lông vũ ở chim;

(e) Tần số chuột núi lông đen tăng lên, tần số chuột núi lông vàng giảm đi ở vùng đất đá xám đen?

Trong số các biến đổi tiến hóa trên, biến đổi nào là sự kiện tiến hóa nhỏ?[VD1]

ĐA :3(a,c,d)

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sinh 12 Cánh Diều

Chủ đề/Bài học

Số câu (lệnh hỏi)/năng lực sinh học

Dạng thức 1

Dạng thức 2

Dạng thức 3

Nhận biết

Thông hiểu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Thông hiểu

Vận dụng

CĐ 4: Di truyền học quần thể và di truyền học người

Di truyền học quần thể

2

NT1

1

NT2

1

NT1

1

NT4

1

NT7

Di truyền học người

1

NT1

1

NT7

2

TH 4

CĐ 5: Bằng chứng tiến hóa và một số học thuyết tiến hóa

Bằng chứng tiến hóa

2

NT1

1

NT3

Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

1

NT1

1 VD1

1 TH4

Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

2

NT1

1

NT2

2

TH4

CĐ 6: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất

Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất và hình thành loài người

1

NT1

1

NT2

1

NT2

CĐ7: Môi trường và quần thể sinh vật

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

2

NT1

1

NT2

1

NT1

1 NT5

2VD1

Sinh thái học quần thể

2

NT1

1

NT2

1NT1

1TH2

1 TH4,

1 NT6

NT3

TH4

13

5

3

3

10

3

3

Tổng số

18 câu (18 lệnh hỏi)

4 câu (mỗi câu 4 ý hỏi)

6 câu (6 lệnh hỏi)

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 Cánh Diều file word.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 12 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 104
Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 Cánh Diều 2024-2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng