Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Cánh Diều 2025

Tải về

Đề thi Ngữ văn 12 giữa học kì 2 có đáp án

Kỳ thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 là một bài kiểm tra quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Để đạt điểm cao, việc ôn tập theo đúng cấu trúc đề thi là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đề thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 Cánh Diều, kèm theo đáp án chi tiết và mẹo làm bài hiệu quả, giúp bạn tự tin chinh phục bài kiểm tra.

Đề mẫu Ngữ văn 12 giữa kì 2 Cánh Diều

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc bài thơ:

Lục bát cho quê

Cuối con sông cái là quê

Cuối con đường đất là về nhà ta

Nhà ta bên gốc cây đa

Bà ta bán nước đi xa lâu rồi

Gốc đa cái chỗ bà ngồi

Mẹ ra bán nước như hồi bà ta

Một trời hoa gạo tháng ba

Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về

Chị ta vẫn cái nón mê

Bàn chân lội giữa bộn bề nắng mưa

Vườn nhà rào giậu phên thưa

Ta về xào xạc ngày xưa vẫn còn

Xóm làng bên núi bên non

Lời thưa tiếng gọi cứ tròn nết quê

Ríu ran chùm nắng sang hè

Tiếng ai như gọi ta về gốc đa…

(Bình Nguyên, Trăng hẹn một lần thu, Nxb Văn học, 2018, tr.62-63)

Thực hiện các yêu cầu/trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nêu hiệu quả của việc sử dụng thể thơ lục bát trong văn bản.

Câu 2: Chỉ ra mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ:

Một trời hoa gạo tháng ba

Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về

Câu 4: Những câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Xóm làng bên núi bên non

Lời thưa tiếng gọi cứ tròn nết quê

Câu 5: Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình ta bộc lộ trong bài thơ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về nơi tìm về của con người (trình bày khoảng 5-7 dòng).

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của ngôn từ trong bài thơ Lục bát cho quê của tác giả Bình Nguyên.

Câu 2: (4,0 điểm)

Trong buổi toạ đàm chủ đề “Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hoá, giáo dục và những giải pháp”, GS.TS Trần Ngọc Thêm nhận định: Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính, kéo theo 2 đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai; năng động thì ưa thay đổi, phát triển. Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm, cũng do đặc điểm dương tính, hướng ngoại mà trong giai đoạn mở cửa hội nhập, ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn, “gây sốc” cho xã hội, được xem là làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống, như: chuộng các loại thời trang “sành điệu” với áo hai dây, mốt đầu trọc, hình xăm trổ, quan hệ tình dục trước hôn nhân…

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề tuổi trẻ với trách nhiệm giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

--------HẾT--------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, thí sinh được quyền trả lời theo ý hiểu của bản thân, nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm.

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

- Tác dụng của thể thơ lục bát được sử dụng trong văn bản:

+ Tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, giàu tính nhạc cho bài thơ.

+ Gợi cảm giác thân quen, bình dị, gần gũi cho độc giả.

+ Thể hiện cảm xúc chân thành, tha thiết của người con với quê hương.

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm.

- Hoc sinh trả lời đúng 1 trong 2 ý: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm.

0,5

2

Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ miền quê nghèo, nơi gắn bó bao kỉ niệm tuổi thơ với nhân vật trữ tình.

- Theo dọc hành trình tìm về tuổi thơ, từ những hoài niệm xa xưa đến khát khao được trở về với kí ức vẹn nguyên bao nét đẹp quê.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời được 01 trong 2 ý: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm.

0,5

3

Biện pháp tu từ so sánh: hoa gạo đỏ như mắt nhớ.

- Tác dụng

+ Nhằm làm nổi bật màu đỏ gây thương nhớ của hoa gạo tháng ba, màu đỏ của đôi mắt nhớ nhung, mòn mỏi của người xa quê.

+ Khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, cụ thể, tăng tính gợi hình, gợi cảm.

+ Thể hiện cảm xúc yêu thương tha thiết làng quê của nhà thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh nêu được tác dụng về nội dung: 0,5 điểm.

- Học sinh nêu được tác dụng hình thức: 0,5 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0

4

- Những câu thơ gợi suy nghĩ:

+ Không gian đậm chất dân quê với âm thanh là lời thưa tiếng gọi quen thuộc, thứ tiếng nói đặc trưng“vẫn tròn nết quê”

+ Suy nghĩ của bản thân: Tiếng nói quê hương là thứ thanh âm thiêng liêng, thể hiện nét đặc trưng của vùng miền, không dễ gì thay đổi theo thời gian. Giữ gìn tiếng nói quê hương là giữ gìn nguồn cội, bản sắc thiêng liêng của làng quê mình.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đủ ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,25 điểm.

- Học sinh trình bày được 01 ý : 0,75 điểm

- Học nêu được suy nghĩ của bản thân: 0,5 điểm.

- Học sinh diễn đạt chưa rõ ý: 0,25 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,25

5

Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình ta bộc lộ trong bài thơ, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về nơi tìm về của con người. Có thể theo hướng: là nơi đem đến bình yên trong tâm hồn; là nơi gặp gỡ của những yêu thương, gần gũi…

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trình bày suy nghĩ hợp lí, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy:1,25 điểm.

- Học sinh trình bày hợp lí, nhưng diễn đạt chưa trôi chảy: 0,75 điểm.

- Học sinh trình bày chung chung, chưa rõ ý: 0,5 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,25

1

VIẾT

6,0

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của ngôn từ trong bài thơ Lục bát cho quê của tác giả Bình Nguyên.

2,0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: đoạn văn nghị luận văn học.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của ngôn từ trong bài thơ.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được cảm nhận phù hợp, thuyết phục. Có thể triển khai theo hướng:

- Bài thơ sử dụng ngôn từ quen thuộc, dân dã miêu tả miền quê yên ả thanh bình với con sông, con đường đất, gốc đa, mảnh vườn; cùng những từ ngữ quen thuộc như nhà ta, mẹ ta, bà ta, chị ta,…

- Bài thơ cũng có những sáng tạo ngôn từ độc đáo: các từ láy xào xạc, ríu ran; hình ảnh so sánh “hoa gạo đỏ như mắt nhớ”… tạo nhịp điệu cho bài thơ, khiến diễn đạt trở nên sinh động, tăng tính gợi hình gợi cảm.

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng; kết hợp nhuần nhuyễn luận điểm và các luận cứ.

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

Lưu ý: học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục.

0,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, ấn tượng.

0,25

2

Trong buổi toạ đàm chủ đề “Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hoá, giáo dục và những giải pháp”, GS.TS Trần Ngọc Thêm nhận định: Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính, kéo theo hai đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai; năng động thì ưa thay đổi, phát triển. Theo ông, cũng do đặc điểm dương tính, hướng ngoại mà trong giai đoạn mở cửa hội nhập, ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn, “gây sốc” cho xã hội, được xem là làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống, như: chuộng các loại thời trang “sành điệu” với áo hai dây, mốt đầu trọc, hình xăm trổ, quan hệ tình dục trước hôn nhân…

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề tuổi trẻ với trách nhiệm giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

4,0

a. Xác định yêu cầu của kiểu bài: bài văn nghị luận xã hội.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vấn đề tuổi trẻ với trách nhiệm giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

0,5

Đề 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

HOA CỎ MAY

(Xuân Quỳnh)

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.

Tên mình ai gọi sau vòm lá,

Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,

Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.

Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,

Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

(Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2020, Hà Nội)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

Câu 4. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa cỏ may” trong bài thơ trên.

Câu 5. Nhận xét cách cảm nhận thiên nhiên mùa thu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh.

Câu 2. (4,0 điểm)

Nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2025, Đoàn Trường phát động hoạt động “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia” nhằm gây quỹ tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn vui xuân, đón tết. Với tư cách là một Đoàn viên ưu tú, anh/chị hãy viết một bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để hưởng ứng hoạt động trên.

---------------------------------------Hết------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Thể thơ: 7 chữ

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Trả lời không giống như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5

2

Những hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất:

- Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

- Không gian xao xuyến

- Vòm lá – lối cũ

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc từ 3 hình ảnh trở lên: 0,5 điểm

- Trả lời 2 hình ảnh: 0,25 điểm

- Trả lời không giống như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5

3

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:

+ Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm;

+ Nhấn mạnh bức tranh thiên nhiên chuyển thu thật đẹp, thơ mộng, đầy tình ý và sự lo lắng, trăn trở của “em” trước tình yêu đẹp nhưng cũng mỏng manh, mơ hồ, có thể dễ đổi thay.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Nêu tác dụng hình thức: 0,5 điểm

- Nêu tác dụng nội dung: 0,5 điểm

- Trả lời không giống như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0

4

Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa cỏ may” trong bài thơ :

- Vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc, bình dị trong tiết trời vào thu.

- Tượng trưng cho tình yêu đời thường, dung dị, mãnh liệt nhưng cũng mong manh với những lo âu, trăn trở.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm.

- Trả lời không giống như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0

5

Cách cảm nhận thiên nhiên mùa thu của Xuân Quỳnh qua bài thơ trên được thể hiện:

- Nhà thơ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để thấy bức tranh thiên nhiên có sự hòa quyện màu sắc, âm thanh, dư vị.

- Nhà thơ có sự giao cảm, hòa quyện, đối thoại với thiên nhiên để nhận ra vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và lòng mình.

- Mượn thiên nhiên để nói lên nỗi lòng với những âu lo, trăn trở vì sợ sự đổi thay của tình yêu.

à Nhận xét: Đây là cách cảm nhận tinh tế, đầy độc đáo, mới mẻ,…

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Chỉ ra được cách cảm nhận của tác giả: 0,5 điểm

- Nhận xét về cách cảm nhận: 0,5 điểm

- Trả lời không giống như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0

II

VIẾT

6,0

1

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ trên.

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích một nét đặc sắc về trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Học sinh xác định và phân tích được một nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ như: ngắt nhịp; gieo vần; ngôn ngữ; hình ảnh;...

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích được một nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

2

Nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2025, Đoàn Trường phát động hoạt động “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia” nhằm gây quỹ tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn vui xuân, đón tết. Với tư cách là một Đoàn viên ưu tú, anh/chị hãy viết một bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để hưởng ứng hoạt động trên.

4,0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: bài phát biểu hưởng ứng hoạt động xã hội

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Lời chào và giới thiệu bản thân

- Giới thiệu về ý nghĩa của hoạt động “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia”.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Lý do tổ chức hoạt động:

+ Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy và sẻ chia;

+ Thực trạng còn nhiều bạn trẻ, hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện đón Tết;

- Ý nghĩa của việc sẻ chia:

+ Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của cộng đồng;

+ Tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người kém may mắn;

- Kêu gọi sự tham gia:

+ Khuyến khích các đoàn viên tích cực tham gia hoạt động;

+ Kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cùng nhau tạo nên một mùa xuân ấm áp;

+ Đề xuất các hình thức tham gia hoạt động.

* Kết thúc: Lời cảm ơn và lời chúc.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Tổng điểm

10,0

Xem thêm nhiều mẫu đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án khác trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi Lớp 12 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 206
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Cánh Diều 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng