Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Kết Nối Tri Thức 2024-2025
Đề thi Ngữ văn 12 giữa học kì 2 có đáp án
Kỳ thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 là một bài kiểm tra quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Để đạt điểm cao, việc ôn tập theo đúng cấu trúc đề thi là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đề thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 Kết Nối Tri Thức, kèm theo đáp án chi tiết và mẹo làm bài hiệu quả, giúp bạn tự tin chinh phục bài kiểm tra.
Đề mẫu Ngữ văn 12 giữa kì 2 Kết nối tri thức
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
(1) Ngày ra trận | Con tạ bà mụ vườn Con tạ Manh chiếu rách con nằm Con tạ |
(Tạ - Phùng Quán - Tạp chí Sông Hương, số 28, T.11&12-1987)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự vào thơ trữ tình trong văn bản trên.
Câu 4. Nhận xét hiệu quả việc sử dụng dấu ba chấm (…) trong văn bản.
Câu 5. Từ đoạn thơ (2) trong văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, nguồn cội (trình bày khoảng 5-7 dòng).
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Thành công không đến từ việc thay đổi thế giới, mà là thay đổi bản thân. (Jim Rohn)
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Thay đổi bản thân - thay đổi thế giới.
------------------ HẾT ------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
1 | Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do của văn bản. | 0,5 | |
2 | Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản - Hình ảnh: ngọn cỏ long lanh nước mắt | 0,5 | |
3 | - Yếu tố tự sự trong văn bản: có sự kiện, nhân vật và hành động, lời của nhân vật... (nhân vật tôi; sự kiện: tôi trở về thăm quê sau cuộc trường chinh ba mươi năm; nhân vật nói lời cảm tạ với quê hương, cha mẹ... và có hành động quỳ rạp trán xuống đất làng) - Tác dụng: + Sự kiện là cái nền để nhân vật trữ tình bộc lộ tự nhiên, chân thực cảm xúc bồi hồi của mình trong ngày trở về sau ba mươi năm xa cách. + Tạo sự sinh động, hấp dẫn, làm phong phú hình thức biểu đạt cho bài thơ. | 1,0 | |
4 | - Chỉ ra dấu ba chấm … được sử dụng trong văn bản: Đầu đã hoa râm...; Con tạ...; Vẹn toàn, sung sức...; Câu dân ca mẹ con hát.... - Hiệu quả: + Thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình: có nhiều điều muốn tạ ơn nhưng không thể diễn tả hết được; gợi những khoảng lặng của cảm xúc, tạo sự suy tư, lắng đọng cho lời thơ. + Tạo giọng điệu bồi hồi, xúc động... | 1,0 | |
5 | Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể theo hướng: - Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn (2): biết ơn quê hương, cha mẹ... và mong muốn được chiến đấu bảo vệ quê hương, Tổ quốc - Nêu trách nhiệm của bản thân với quê hương, cội nguồn: + Biết trân trọng, biết ơn và gắn bó với quê hương. + Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương. + Quyết tâm học tập để xây dựng quê hương... | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 6,0 |
| 1 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản ở phần Đọc hiểu. | 2,0 |
| a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản. | 0,25 | ||
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau: - Cảm xúc của nhân vật trữ tình: xúc động, bồi hồi khi trở về quê hương sau ba mươi năm xa cách; biết ơn “đất làng quê hương”, những anh hùng đã khuất, cha mẹ và cả những điều bình dị trong cuộc sống đã giúp mình khôn lớn, trưởng thành... - Nghệ thuật thể hiện: thể thơ tự do; ngôn từ bình dị, mộc mạc; các hình ảnh chân thực, giàu cảm xúc khơi gợi sự xúc động; nghệ thuật liệt kê, kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm... | 1,0 | ||
d. Diễn đạt Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
đ. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ | 0,25 | ||
| 2 | Thành công không đến từ việc thay đổi thế giới, mà là thay đổi bản thân. (Jim Rohn) Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Thay đổi bản thân - thay đổi thế giới. | 4,0 |
| a.Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Trình bày suy nghĩ vấn đề: Thay đổi bản thân - thay đổi thế giới. | 0,5 | ||
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận * Thân bài: - Giải thích: + Thay đổi bản thân: là quá trình điều chỉnh thói quen, tính cách, nhận thức, hành động... ở mỗi người. + Thay đổi thế giới: tạo ra những tác động đến cộng đồng; làm chuyển biến hoàn cảnh, môi trường sống. => Ý kiến nhấn mạnh yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi người là “thay đổi bản thân”. - Bàn luận + Tại sao thành công không đến từ sự thay đổi thế giới mà là thay đổi bản thân ü Thế giới bên ngoài quá rộng lớn và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan, vì vậy không dễ thay đổi theo ý muốn của cá nhân mỗi người. ü Việc thay đổi bản thân có thể tạo nên thành công vì: thay đổi bản thân giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, nâng cao năng lực và giá trị cá nhân, là nền tảng để tạo ra những ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội.... Người thành công là người biết điều chỉnh chính mình để phù hợp với hoàn cảnh, thay vì mong hoàn cảnh thay đổi theo ý mình. + Mối quan hệ giữa thay đổi bản thân và thay đổi thế giới: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình. Khi đủ nhiều cá nhân thay đổi theo hướng tích cực thế giới cũng biến chuyển theo. - Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 2,5 | ||
d. Diễn đạt Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
đ. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn có đáp án
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
(1) Một trong những câu chuyện truyền cảm hứng nhất thế giới hiện nay là về Elon Musk, với những giấc mơ và khả năng biến thành hiện thực của ông về tương lai nhân loại, từ cuộc sống đa hành tinh tới liên kết thần kinh người - máy. Nhưng những ai đọc cuốn sách nổi tiếng viết về ông của Isaac Walterson đều biết, bên cạnh khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, Elon Musk còn có sự tập trung đến mức ám ảnh vào các chi tiết và khả năng giải quyết vấn đề ở cấp kỹ thuật trong từng sản phẩm mà ông tạo ra. Và chính những chi tiết đó khiến cho Elon Musk trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới, cũng giống như cách chiếc iPhone khác biệt với phần còn lại của thế giới điện thoại, dù có hình dáng và tính năng cơ bản giống nhau. Những nhà lãnh đạo thành công nhất Việt Nam mà tôi biết, dù thường xuất hiện trên truyền thông với những hoài bão và ước mơ lớn lao, đều là những người tập trung cao độ vào từng chi tiết trong tổ chức của mình.
(2) Vì vậy, để có thể biến những giấc mơ lớn thành hiện thực, chúng ta cần phải bắt đầu từ việc xác định và học cách làm những việc nhỏ một cách đúng đắn từ đầu.
(3) Vì mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, một cơ thể khỏe mạnh cần mỗi bộ phận khỏe mạnh. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể trở thành người hùng, nhưng chắc chắn mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội bằng việc tự đặt mình trong khuôn khổ chung, chỉn chu trong từng việc nhỏ và trở thành phiên bản tốt hơn chính mình của ngày hôm qua.
(Trích: Bắt đầu từ việc nhỏ, Đỗ Thành Long, https://vnexpress.net/bat-dau-tu-viec-nho-4825260.html 9/12/2024 )
Thực hiện các yêu cầu/Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định mục đích nghị luận của văn bản.
Câu 2. Theo văn bản trên, điều gì khiến cho Elon Musk trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới?
Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Bắt đầu từ việc nhỏ với nội dung của văn bản.
Câu 4. Nêu tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong đoạn văn (2) và (3).
Câu 5. Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà văn Tô Hoài đã nói lên tâm tư và khao khát của tuổi trẻ qua lời của Dế Mèn: Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tác giả Đỗ Thành Long lại khẳng định chắc chắn mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội bằng việc tự đặt mình trong khuôn khổ chung. Theo anh/chị, hai quan điểm này có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa gợi ra trong văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày.
Câu 2. (4,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai trích đoạn trong hai tác phẩm truyện ngắn sau:
Đoạn truyện (1)
(Lược phần đầu: Dì Hảo là con nuôi của bà nhân vật “tôi” – người kể chuyện. Bố đẻ của dì Hảo chết đã lâu. Mẹ đẻ dì do cuộc sống chật vật đã quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà người quen. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi dì cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo giống như chính mẹ nuôi của mình. Sau đó, dì lấy chồng).
Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. […]
(Trích Dì Hảo - Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017, tr. 208)
Đoạn truyện (2)
(Lược phần đầu: Nông trường Hồng Cúm (Điện Biên) đang vào mùa thu hoạch lạc. Chị Đào đang lao động hăng say. Nhìn nụ cười của Huân – chàng trai trẻ trung, yêu đời - bạn cùng nông trường mà chị ước như không bao giờ có cuộc đời đã qua; mà chỉ có lúc này, một nữ công nhân trên nông trường, một người có quyền được hưởng hạnh phúc như mọi người con gái may mắn khác. Hiện tại càng khiến chị nhớ lại quãng đời trước đây của mình.)
Lấy chồng từ năm mười bẩy tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều nên bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở một mình. Từ ngày ấy chị không có gia đình nữa, đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà, vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn. Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. Mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại một buổi nào.Cũng có ngày đau ốm, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ tới trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối. Còn bây giờ bốn bể là nhà, chỉ lo cho bản thân mình sao được cơm ngày hai bữa, chân cứng đá mềm…Muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống.
(Lược một đoạn: Đào lên nông trường Hồng Cúm (Điện Biên), ban đầu chỉ coi nơi đây như một chốn tạm dừng chân. Cuộc sống lao động nhộn nhịp, tấm chân tình của những con người lao động đã làm dấy lên khát vọng sống ở chị. Chị cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của chính mình).
Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất… Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. […]
(Trích Mùa lạc- Truyện ngắn Nguyễn Khải , NXB Văn học 2013, tr.61)
* Chú thích
(1) Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác chủ yếu ở hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Truyện “Dì Hảo” viết năm 1941, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nông thôn dưới chế độ cũ.
(2) Nguyễn Khải là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng Tháng tám. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội. Truyện “Mùa lạc” viết năm 1960, là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải viết về đề tài cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
….………HẾT………….
Đáp án xem trong file tải về.
Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem đầy đủ chi tiết 4 đề thi giữa HK 2 Ngữ văn 12 có đáp án chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi Lớp 12 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Kết Nối Tri Thức 2024-2025
206,6 KB 05/03/2025 9:52:00 SATham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Toán
- Ngữ Văn
- Hóa học
- Vật lí
- Sinh học
- Tin học
- Địa lí
- Công nghệ
- Lịch sử
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 12
(Chính thức) Đề thi thử Văn Nam Định 2024 lần 2
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Kết Nối Tri Thức 2024-2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 12 sách Cánh diều Công văn 7991
Đáp án đề thi đánh giá năng lực Đại học sư phạm 2022 chính thức
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2025
Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 Cánh Diều 2024-2025