Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo 2025

Tải về

Đề thi Ngữ văn 12 giữa học kì 2 CTST

Kỳ thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 là một bài kiểm tra quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Để đạt điểm cao, việc ôn tập theo đúng cấu trúc đề thi là điều cần thiết. Trong bài viết này, Hoatieu sẽ cung cấp đề thi giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo, kèm theo đáp án chi tiết và mẹo làm bài hiệu quả, giúp bạn tự tin chinh phục bài kiểm tra.

Đề mẫu Ngữ văn 12 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TIẾNG ĐÀN BẦU

Lắng nghe tiếng đàn bầu

Ngân dài trong đêm thâu

Tiếng đàn là suối ngọt

Cho thời gian lên màu.

Tiếng đàn bầu của ta

Lời đằm thắm thiết tha

Cung thanh là tiếng mẹ

Cung trầm là giọng cha.

Đàn ngày xưa mất nước

Dây đồng lẻ não nuột

Người hát xẩm mắt mù

Ôm đàn đi trong mưa

Mừng Việt Nam chiến thắng

Đàn bầu ta dạo lên

Nghe niềm vui sâu đậm

Việt Nam - Hồ Chí Minh.

1956

(Dẫn theo https://www.thivien.net ngày 29/01/2017 )

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Liệt kê những chi tiết miêu tả đặc điểm âm thanh tiếng đàn bầu hiện lên trong khổ thơ thứ hai.

Câu 3. Nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Nhận xét tình cảm của tác giả đối với tiếng đàn bầu trong bài thơ.

Câu 5. Từ khổ cuối của bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về niềm tin chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn thơ sau:

Những tấm áo xưa con nhớ lắm

Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng,

Tuổi xưa đâu những trưa hè xanh thẳm

Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương

Con lớn thêm áo cũng lớn thêm

Mỗi bận mùa đông đi, trời bớt lạnh

Mưa xuân rơi, hoa cải vàng sắc nắng

Mẹ dành tiền may áo mới cho con

(Trích Áo, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà văn, tr. 11)

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự nguy hại của thói đố kị trong giới trẻ.

---------HẾT---------

ĐÁP ÁN 

MÔN: NGỮ VĂN

(Đáp án gồm 03 trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Thể thơ: Năm chữ (Ngũ ngôn)

0,5

2

Những chi tiết miêu tả đặc điểm tiếng đàn bầu hiện lên trong khổ thơ thứ hai: lời đằm thắm thiết tha, cung thanh, cung trầm.

0,5

3

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ tái hiện những cung bậc âm thanh của tiếng đàn bầu luôn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả.

1,0

4

- Tình cảm của tác giả: Yêu mến, trân trọng, tự hào về tiếng đàn bầu.

- Đó là tình cảm chân thành, thiêng liêng, có giá trị giáo dục sâu sắc..

1,0

5

- Khổ thơ cuối miêu tả âm thanh của tiếng đàn bầu trong niềm vui chiến thắng thống nhất toàn dân tộc.

- Niềm tin chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh: Trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc, chịu nhiều mất mát hi sinh, nhưng toàn dân tộc vẫn có một niềm tin bất diệt vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

1,0

II

VIẾT

6,0

1

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn trích Áo của Lưu Quang Vũ

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn trích Áo của Lưu Quang Vũ

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn trích Áo của Lưu Quang Vũ

- Thân đoạn:

+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, hi sinh... của người mẹ dành cho người con: Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng; Mẹ dành tiền may áo mới cho con.

+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho sự tự ý thức, niềm hạnh phúc, trân quý,... của người con đối với tấm lòng, tâm tình của người mẹ dành cho mình: Những tấm áo xưa con nhớ lắm, Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương.

+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho tình yêu của người mẹ theo suốt hành trình sinh ra, lớn lên của người con. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn dành tình cảm, những điều tốt đẹp nhất cho con. Thời gian, hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng tình mẹ thì chẳng bao giờ đổi thay: Con lớn thêm áo cũng lớn thêm/ Mỗi bận mùa đông đi, trời bớt lạnh/ Mưa xuân rơi, hoa cải vàng sắc nắng/ Mẹ dành tiền may áo mới cho con.

+ Hình ảnh những chiếc áo là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng được xây dựng qua biện pháp nghệ thuật điệp, nhân hoá; được miêu tả, cụ thể qua những từ ngữ gần gũi, bình dị.

-Kết đoạn:

Hình ảnh những chiếc áo biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng. Nó có sự lay động sâu thẳm đến nhận thức, tình cảm của mỗi người tiếp nhận.

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn.

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng.

0,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

2

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự nguy hại của thói đố kị trong giới trẻ.

4,0

a. Xác định yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự nguy hại của thói đố kị.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

- Có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở bảo đảm yêu cầu của đề, thể hiện được quan điểm cá nhân; bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Dưới đây là một số gợi ý về nội dung:

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự nguy hại của thói đố kị.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích khái niệm: đố kị là thái độ tức tối, bực bội, buồn khổ khi thấy người khác hơn mình. Đó là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống và có thể tồn tại trong bất cứ ai.

– Phân tích sự nguy hại của thói đố kị:

+ Đố kị thường tạo ra năng lượng tiêu cực, khiến người ta chỉ biết đau buồn, tức tối vớ sự nổi trội hoặc thành công của người khác mà không nhận thức và phát huy được những mặt mạnh của mình.

+ Mang thói đố kị, con người có thể hả hê, vui mừng trước những thất bại, bất hạnh của người khác.

+ Đố kị khiến con người sinh ra tâm lí, hành động tiêu cực, luôn muốn tìm cách để cản trở sự tiến bộ của người khác, khiến cho mình trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, thâm chí tàn ác.

– Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, sự đố kị nếu được định hướng tốt sẽ chuyển thành động lực để con người có ý thức vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân.

- Để tránh xa thói đố kị, cần có tâm hồn bao dung và nhận thức đúng giá trị tự thân của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc dễ dãi, luôn tự hài lòng về bản thân, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Mặt khác, cần chuyển sự đố kị thành năng lượng tích cực, biến sự đố kị thành ý chí khẳng định bản thân thay vì tìm cách cản trở người khác.

* Khẳng định lại vấn đề

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Tổng điểm

10,0

Đề 2

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Trăng

(1)Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…
Im lìm, không dám nói năng chi.

(2)Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.

(3)Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.

(4)Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.

(Xuân Diệu, Thơ mới 1932-1945 tuyển chọn, NXB Văn học, 2004, tr. 113)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.

Câu 2: Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ Trăng .

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,

Câu 4: Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.

Câu 5: Anh/chị hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người ở những câu thơ sau:

“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!

Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.”

(Trăng – Xuân Diệu)

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ làm rõ đặc điểm của yếu tố tượng trưng trong bài thơ Trăng của Xuân Diệu

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Nick Vujicic “Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta”.

Đáp án xem trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết 5 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 CTST có đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi Lớp 12 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 163
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng