Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi cuối kì 1 lớp 12 môn Văn sách Kết nối

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 12 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 12 Kết nối tri thức. Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn được xây dựng chuẩn theo cấu trúc mới 2025 do Bộ giáo dục hướng dẫn với các câu hỏi trắc nghiệm, câu trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 12 KNTT có lời giải chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề tham khảo ôn thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Học trò trường huyện ngày năm ấy

Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ

Những buổi học về không có nón

Đội đầu chung một lá sen tơ.

Lá sen vương vấn hương sen ngát

Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc

Theo về tận cửa mới tan mơ.

Em đi phố huyện tiêu điều lắm

Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi

Mà đến hôm nay anh mới biết

Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.

(Trường huyện, Nguyễn Bính)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1.(0.5 điểm) Xác định dạng thức xuất hiện của CTTT trong bài thơ.

Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh gợi lên mối tình học trò trong sáng, thánh thiện giữa “anh” và “em” trong đoạn thơ (1) và (2).

Câu 3.(1.0 điểm) Nêu cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

Câu 4.(1.0 điểm) Nêu thông điệp anh/ chị rút ra từ văn bản.

Câu 5.(1.0 điểm) Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của những kỉ niệm thời cắp sách đến trường đối với mỗi người.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau:

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”

(Lược một đoạn: Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không"sau đó, chuyển tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đấy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù...)

Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng với một ông tướng cầm chuỳ cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)

Câu 2. Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vai trò của tuổi trẻ với sự phát triển của quê hương, đất nước.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Gợi ý đáp án

Điểm

câu

PHẦN ĐỌC HIỂU

4,0

1

Dạng thức xuất hiện của CTTT trong bài thơ: trực tiếp (“Anh, đôi ta, tình ta”)

0.5

2

Từ ngữ, hình ảnh gợi lên mối tình học trò trong sáng, thánh thiện giữa “anh” và “em” trong đoạn thơ (1) và (2):

- “Đội đầu chung một lá sen tơ”

- “Lá sen vương vấn hương sen ngát

Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ”

0.5

3

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ:

- Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của “anh” khi nhớ về mối tình học trò trong sáng, thánh thiện năm xưa.

- Nỗi nhớ, sự trân trọng kỉ niệm về mối tình học trò ngày xưa.

1.0

4

Thông điệp rút ra từ văn bản:

Những kỉ niệm của thời cắp sách đến trường nhất là tình yêu tuổi học trò luôn là những kí ức đẹp đẽ, làm xao xuyến trái tim mỗi người; cần nâng niu, trân trọng những kí ức đó.

1.0

5

Suy nghĩ của bản thân về vai trò của những kỉ niệm thời cắp sách đến trường đối với mỗi người:

- Kỉ niệm đẹp, làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi người

- Nâng đỡ, chỗ dựa, làm dịu đi những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hiện đại mỗi người

1.0

PHẦN VIẾT

6,0

Câu 1

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Vấn đề nghị luận: đặc điểm nhân vật Chí Phèo được thể hiện trong đoạn trích Chí Phèo

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, gợi ý: nhân vật Chí Phèo có ngoại hình, xuất thân đặc biệt; bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn

0.5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận đặc điểm của nhân vật Chí Phèo được thể hiện trong văn bản Chí Phèo

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ dẫn chứng xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0.25

c. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.25

Câu 2

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của tuổi trẻ với sự phát triển của quê hương, đất nước.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giải thích:

+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, nơi mỗi người cất tiếng khóc chào đời, nơi đó có gia đình, người thân, bạn bè, tình làng nghĩa xóm, nơi chứa đựng những kỷ niệm, những ký ức tuổi thơ; nơi luôn bảo bọc, chở che, lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ chứng kiến sự trưởng thành của mỗi chúng ta.

+ Tuổi trẻ gắn liền với sức khỏe, trẻ trung, năng động, luôn khao khát những điều mới mẻ....

à Với sự trẻ trung, sức lực và sự sáng tạo thì tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của quê hương, đất nước.

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với quê hương đất nước vì:

+ Quê hương tươi đẹp như ngày hôm nay phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu các thế hệ cha anh đi trước,

+ Quê hương, đất nước đã cho ta hình hài, sương máu, góp phần tạo nên bản sắc cá nhân của mỗi người,

+ Tuổi trẻ là những người năng động, sáng tạo, sống có hoài bão, có lí tưởng,…trở thành trụ cột của quê hương, đất nước.

…..

Để thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước tuổi trẻ cần phải:

+ Có tình yêu, niềm tự hào, sự biết ơn,…đối với quê hương, đất nước

+ Tích cực học tập, rèn luyện bản thân để cống hiến tài năng cho đất nước.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

……..

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

* Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

0,5

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết 5 đề thi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 12 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng