Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án năm 2025

Tải về

Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án năm 2023-2024 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây gồm 2 bộ câu hỏi và gợi ý đáp án, giúp các bạn HS ôn tập, củng cố kiến thức môn Khoa học một cách có hệ thống, chuẩn bị cho các bài kiểm tra khảo sát cuối năm đạt kết quả cao.

2 Bộ Đề cương môn Khoa học lớp 4 cuối kì 2 CTST theo chương trình GDPT mới 2018 này sẽ là tài liệu ôn tập vô cùng hữu ích để giúp giáo viên tham khảo khi xây dựng đề cương ôn tập cuối năm cho học sinh của mình. Sau đây HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo và tải miễn phí 2 bộ Đề cương ôn thi khoa học lớp 4 kì 2 CTST chương trình mới năm 2023-2024.

1. Đề cương ôn tập môn Khoa học lớp 4 sách Chân trời Học kì 2 số 1

Đề cương Cuối học kì 2 Khoa học lớp 4 CTST

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nấm độc có tác hại gì?

  1. Không có hại gì đáng kể.
  2. Cơ thể bị ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, vã mồ hôi, khó thở, đi ngoài phân lỏng, hôn mê, có thể dẫn tới tử vong.
  3. Cơ thể bị ngộ độc như đau bụng, buồn nôn.
  4. Có thể gây đau bụng

Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ?

  1. Bởi chúng ta không thể xác định được đó là nấm độc hay không. Nếu ăn phải nấm độc thì sẽ rất nguy hiểm đến cơ thể.
  2. Nếu ăn phải nấm độc thì sẽ rất nguy hiểm đến cơ thể.
  3. Không biết tên nấm.
  4. Vì hương vị nấm lạ không ngon.

Câu 3 (1,0 điểm) Nấm thường sinh sôi nhanh ở trong điều kiện nào?

  1. Cực nóng, khô
  2. Lạnh, khô
  3. Cực lạnh, ẩm
  4. Ấm và ẩm

Câu 4. (1,0 điểm) Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, cần lưu ý:

  1. Bảo quản thực phẩm ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ thích hợp và tránh tiếp xúc với hơi ẩm.
  2. Để thực phẩm nơi có nhiều hơi ẩm.
  3. Để thực phẩm nơi có nhiệt độ cao.
  4. Chỉ cần đậy kín thực phẩm.

Câu 5. (1,0 điểm) Một số cách bảo quản thực phẩm mà em biết :

  1. Nấu chín; hấp; ướp đường.
  2. Rả đông trước khi chế biến.
  3. Nướng; hun khói.
  4. Bảo quản lạnh, hút chân không, ướp muối, ướp đường, đóng hộp, hun khói, phơi, sấy khô; …

Câu 6. (0,5 điểm) Người ta dựa vào đâu để phân loại thức ăn thành các nhóm?

  1. Chất dinh dưỡng
  2. Màu sắc
  3. Mùi vị
  4. Cách chế biến

Câu 7. (0,5 điểm) Cơm là thực phẩm thuộc nhóm?

  1. Chất đạm
  2. Chất khoáng
  3. Chất béo
  4. Chất bột đường

Câu 8. (0,5 điểm) Dựa vào lượng chất dinh dưỡng, thức ăn được chia thành các nhóm chất nào?

  1. Vi - ta - min và chất khoáng.
  2. Chất đạm và chất bột đường
  3. Chất béo.
  4. Gồm 4 nhóm là: Chất đạm, chất bột đường, chất béo và nhóm vi-ta-min và chất khoáng

Câu 9. (0,5 điểm) Vai trò của chất bột đường với cơ thể là:

  1. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
  2. Tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể.
  3. Giúp hấp thu các vi-ta-min tan trong dầu như A, D, E, K.
  4. Giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

Câu 10. (0,5 điểm) Vai trò của chất đạm với cơ thể là:

  1. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
  2. Tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể.
  3. Giúp hấp thu các vi-ta-min tan trong dầu như A, D, E, K.
  4. Giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

Câu11. (0,5 điểm) Trong các thức ăn sau, thức ăn chứa nhiều năng lượng nhất là:

  1. Cơm
  2. Sữa tươi
  3. Chuối tiêu
  4. Bắp cải luộc

Câu 12. (0,5 điểm) Trong một đĩa mì xào thịt bò, bông cải xanh có những nhóm chất dinh dưỡng nào?

  1. Chất bột đường.
  2. Chất đạm, chất béo.
  3. Vi ta min
  4. Chất bột đường, đạm, béo, vi- ta -min, ...

Câu 13. (0,5 điểm) Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng:

  1. Vi khuẩn
  2. Động vật
  3. Thực vật
  4. Cả động vật và thực vật

Câu 14. (0,5 điểm) Chuỗi thức ăn nào là đúng:

  1. Cỏ → bò → thỏ → cỏ
  2. Cỏ → thỏ →  cáo → sư tử
  3. Thỏ → bò → cáo → thỏ
  4. Thỏ → cỏ → cáo → thỏ

Câu 6. (0,5 điểm) Cáo ăn gà, gà ăn dế mèn. Chuỗi thức ăn nào sau đây mô tả chính xác mối quan hệ này?

  1. Gà → Dế mèn → Cáo
  2. Cáo → Dế mèn → Gà
  3. Dế mèn → Gà → Cáo
  4. Cáo → Gà → Dế mèn

Câu 15. Thực phẩm nào nên ăn ít, ăn hạn chế:

  1. Bánh mì kẹp (sandwich), dầu, thịt, sữa,...
  2. Các loại rau củ, hoa quả, cơm, bánh mì, ngô, khoai,...
  3. Muối, đường, nước ngọt, kẹo, ...
  4. Loại nào cũng ăn nhiều như nhau.

Câu 16. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không uống đủ nước?

  1. Cơ thể mệt mỏi.
  2. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, thận.
  3. Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
  4. Cơ thể mệt mỏi. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, thận. Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Câu 17. Để cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống:

  1. Ăn nhiều chất đạm.
  2. Ăn nhiều chất bột đường.
  3. Ăn nhiều rau củ, hoa quả.
  4. Ăn phối hợp các loại thức ăn.

Câu 18. Chúng ta nên ăn thức ăn như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?

  1. Ăn nhiều thức ăn.
  2. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
  3. Ăn nhiều chất đạm và chất béo.
  4. Ăn nhiều chất bột, vi- ta- min và chất khoáng.

Câu 19. Để an toàn khi bơi hoặc tập bơi, chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc nào?

  1. Bơi tại bể bơi dành cho trẻ em.
  2. Bơi tại những nơi an toàn, đầy đủ dụng cụ cứu trợ như phao cứu sinh, sào cứu sinh.
  3. Bơi và tập bơi tại nơi có sự giám sát của người lớn.
  4. Bơi tại bể bơi dành cho trẻ em. Bơi tại những nơi an toàn, đầy đủ dụng cụ cứu trợ như phao cứu sinh, sào cứu sinh. Bơi và tập bơi tại nơi có sự giám sát của người lớn.

Câu 20. Đâu là cách sản xuất thực phẩm an toàn?

  1. Thêm phẩm màu vào nước uống để nước trông đẹp hơn.
  2. Sử dụng thuốc kích thích để rau củ nhanh lớn.
  3. Thực phẩm cần được chế biến và bảo quản hợp vệ sinh.
  4. Nhiều sâu quá phun nhiều thuốc để mai thu hoạch đem đi bán.

Câu 20. Những dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn:

  1. Được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh,
  2. Không bị nhiễm vi sinh vật, không nhiễm hóa chất.
  3. Không bị ôi thiu, dập nát, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.
  4. Được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh. Không bị nhiễm vi sinh vật, không nhiễm hóa chất. Không bị ôi thiu, dập nát, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.

Câu 21: Những thực phẩm nào được cho là không an toàn khi sử dụng?

  1. Thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc.
  2. Thực phẩm hết hạn sử dụng nhưng không gây hại cho người sử dụng.
  3. Thực phẩm được bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không nhiễm khuẩn.
  4. Thực phẩm không tươi, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng và không được bảo quản an toàn.

Câu 22. (1,0 điểm) Vì sao cần sử dụng thực phẩm an toàn?

  1. Vì những thực phẩm có sử dụng phẩm màu công nghiệp gây nhiều bệnh nguy hiểm.
  2. Vì thực phẩm chế biến không hợp vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn gây nôn mửa, tả, lị.
  3. Vì sử dụng thực phẩm không an toàn như thực phẩm bị phun nhiều thuốc trừ sâu, chất tạo màu,…chế biến không hợp vệ sinh có thể bị nôn, tiêu chảy, nặng có thể tử vong.
  4. Vì sử dụng thực phẩm bị phun nhiều thuốc trừ sâu sẽ bị nhiễm độc.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Cần làm gì để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng?

* Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng, chúng ta cần:

- Sử dụng đa dạng, hợp lí các loại thức ăn, đồ uống.

- Thường xuyên vận động cơ thể và luyện tập thể dục thể thao.

- Theo dõi chiều cao và cân nặng, khám sức khỏe định kì.

Câu 1. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và một số cách bảo quản thực phẩm.

* Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và một số cách bảo quản thực phẩm là:

- Khi để ở nơi nóng ẩm, thực phẩm sẻ nhanh chóng bị hỏng do nhiễm nấm mốc.

- Để bảo quản thực phẩm, con người đã sử dụng nhiều cách như bảo quản lạnh; hút chân không; ướp muối (muối dưa), ướp đường (làm mứt, si rô,…); đóng hộp; hun khói; phơi; sấy khô,…

Câu 2. Nêu một số việc cần làm để phòng tránh đuối nước.

* Một số việc cần làm để phòng tránh đuối nước là:

- Luôn mặc áo phao khi đang đi thuyền, ca nô,…Không đùa nghịch gần ao, hồ, khu vực có nước sâu.

- Bể chứa nước cần có nắp đậy. Không lội qua sông, suối, đặc biệt là khi trời mưa lũ.

- Khi thấy có người bị đuối nước, nhanh chóng gọi người lớn đến giúp và tìm vật dụng như sào, dây, …để nạn nhân bám vào.

Câu 2. Vai trò của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật là:

- Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng thực vật.

- Nhờ khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-nic dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nên thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho người và động vật.

Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy nêu một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng mà em biết?

- Thừa cân, béo phì.

- Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.

- Bệnh thiếu máu thiếu sắt.

- Bệnh bứu cổ (do thiếu I ốt)

2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo số 2

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 4 góc Học tập của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
4 1.206
Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án năm 2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng