Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nhật
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nhật
Theo chương trình giáo dục mới ngày 27/12/2018, môn Tiếng Nhật là môn học tự chọn, có thể được tổ chức giảng dạy từ lớp 6 đến hết lớp 12. Dưới đây là nội dung chi tiết của chương trình môn tiếng Nhật giáo dục phổ thông mới.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG NHẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC........................................................................3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ....................................3
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH...........................................................5
Mục tiêu chung ......................................................................................5
2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................5
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .........................................................................6
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung.............................6
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù .................................................6
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.......................................................................15
1. Nội dung khái quát..............................................................................15
2. Nội dung cụ thể...................................................................................16
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC..............................................................33
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC......................................................34
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.......34
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nhật cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
1. Môn Tiếng Nhật – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 đến hết lớp 12, giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp trong quá trình rèn luyện, phát triển các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
2. Chương trình môn Tiếng Nhật – Ngoại ngữ 2 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được xây dựng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam* với tổng thời lượng là 735 tiết (mỗi tiết là 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập, kiểm tra và đánh giá. Chương trình được chia thành hai giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật của học sinh tương đương với Bậc 1; kết thúc giai đoạn 2, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật của học sinh tương đương với Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 là 420 tiết (trong 4 năm học), dành cho giai đoạn 2 là 315 tiết (trong 3 năm học). Nội dung chương trình được xây dựng theo hệ thống các chủ điểm, chủ đề về các lĩnh vực gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, về đất nước, con người, văn hoá Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác trên thế giới nhằm cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hoá – xã hội liên quan đến các chủ điểm, chủ đề và rèn luyện, phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Nhật cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện cho học sinh.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình tuân thủ và chi tiết hóa các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về định hướng chung cho tất cả các môn và định hướng xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ.
2. Chương trình được thiết kế dựa trên các cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu mới nhất về khoa học giáo dục, tâm lí học, ngôn ngữ học và phương pháp dạy học ngoại ngữ; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ của Việt Nam và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục nói chung và chương trình môn Ngoại ngữ nói riêng những năm gần đây, nhất là của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
3. Chương trình được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật cho học sinh thông qua các hoạt động giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức về ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, chính tả), văn hoá và xã hội là phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.
4. Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra thể hiện qua việc quy định các yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) cho mỗi bậc học và mỗi năm học, đảm bảo tính liên thông và tiếp nối giữa Bậc 1 và Bậc 2, giữa các cấp học, năm học trong từng bậc của môn Tiếng Nhật; đảm bảo tích hợp giữa các chủ điểm và chủ đề, tích hợp 4 kĩ năng giao tiếp, tích hợp giữa ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2, tích hợp với nội dung có liên quan của các môn học khác trong chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình được cấu trúc xoay quanh hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại, mở rộng và phát triển theo từng cấp, từng năm học. Sau khi học xong Chương trình, học sinh đạt trình độ tiếng Nhật Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
5. Chương trình đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng điều kiện dạy học tiếng Nhật của các vùng miền, địa phương, không quy định bắt buộc mà chỉ đưa ra định hướng nội dung dạy học cụ thể, một mặt để chương trình mở, mềm dẻo và linh hoạt, mặt khác để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo khi thực hiện chương trình.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Sau khi kết thúc Chương trình tiếng Nhật, học sinh có kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ cơ bản, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường nhật ở trình độ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, có hứng thú và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 1
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, học sinh có thể:
a) Nắm được hệ thống kiến thức cơ sở về tiếng Nhật: chữ viết, ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp cơ bản, ban đầu.
+ Đọc và viết được chữ Hiragana, chữ Katakana và khoảng 100 chữ Hán.
+ Sử dụng được khoảng 1000 ~ 1100 từ vựng cơ bản.
b) Có những hiểu biết cơ bản về xã hội, văn hoá Nhật Bản.
c) Bước đầu hình thành năng lực sử dụng tiếng Nhật như một công cụ giao tiếp ở các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
d) Có cơ sở để tiếp tục học tiếng Nhật ở các trình độ cao hơn.
2.2. Giai đoạn 2
Sau khi kết thúc giai đoạn 2, học sinh có thể:
a) Củng cố và nâng cao kiến thức đã được học ở giai đoạn 1 về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp (từ pháp và cú pháp) của tiếng Nhật hiện đại.
+ Biết thêm khoảng 150 chữ Hán.
+ Trên cơ sở vốn từ đã học ở giai đoạn 1, sử dụng thêm được khoảng 800 từ vựng thường dùng.
b) Thông qua việc học tiếng Nhật, hiểu thêm văn hoá Nhật Bản và mối quan hệ giữa văn hoá Nhật Bản với văn hoá Việt Nam làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật.
c) Củng cố và nâng cao thêm một bước kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Nhật, từ đó biết lựa chọn và vận dụng kiến thức tiếng Nhật vào các tình huống giao tiếp cụ thể gắn với nội dung ngày càng sâu hơn, phức tạp hơn của hệ thống chủ điểm đã được xác định trong chương trình.
d) Xây dựng niềm hứng thú học tiếng Nhật và tìm hiểu về đất nước, con người, nền văn hoá, ngôn ngữ của Nhật Bản; làm giàu thêm vốn kiến thức về văn hoá thế giới và khu vực.
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung
Chương trình môn Tiếng Nhật góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Giai đoạn 1
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, học sinh cần đạt được trình độ tiếng Nhật Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là:
“Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật, các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè,... Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”.
Trình độ tiếng Nhật Bậc 1 được phân thành 4 bậc nhỏ, tương đương với 4 năm học:
Bậc 1.1: Năm học thứ 1
Bậc 1.2: Năm học thứ 2
Bậc 1.3: Năm học thứ 3
Bậc 1.4: Năm học thứ 4
Giai đoạn 2
Sau khi kết thúc giai đoạn 2, học sinh cần đạt trình độ tiếng Nhật Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là:
“Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.
Trình độ tiếng Nhật Bậc 2 được phân thành 3 bậc nhỏ tương ứng với 3 năm học tiếp theo:
Bậc 2.1: Năm học thứ 5
Bậc 2.2: Năm học thứ 6
Bậc 2.3: Năm học thứ 7
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nhật
380,1 KB 26/08/2021 11:41:22 SAGợi ý cho bạn
-
(4 mẫu) Kịch bản Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 2024
-
Mẫu vở tập viết cho học sinh lớp 1 - Quyển 2
-
Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học
-
70 Mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm 2024 đẹp nhất
-
Mẫu Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý theo Công văn 449/CV-ETEP
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 9 2024 mới nhất
-
Hỏi đáp tình huống pháp luật phục vụ việc dạy và học pháp luật ở các nhà trường
-
Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh module 5
-
Top 6 Lời dẫn khai giảng trường trung học cơ sở năm học 2024-2025 hay nhất
-
Báo cáo trường học an toàn về an ninh trật tự 2024 mới cập nhật
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu phiếu hướng dẫn chấm đồ án tốt nghiệp
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 sách Cánh Diều (10 môn)
Biểu 03-THCS-CN: Báo cáo thống kê giáo dục trung học cơ sở cuối năm
Mẫu báo cáo tình hình tháng của phòng giáo dục
Lịch báo giảng lớp 2 theo chương trình giảm tải năm 2020 - Tuần 22
Bài tập cuối khóa module 4 Vật lý THPT
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến