Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27 là mẫu bản nhận xét dành cho giáo viên để đánh giá nhận xét phẩm chất cũng như năng lực của học sinh lớp 3 trong suốt năm học. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại mẫu lời nhận xét đánh giá tại đây nhé.

Dưới đây là Mẫu Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 3 theo thông tư 27, Lời nhận xét các môn học lớp 3, Lời nhận xét học bạ môn Tiếng Việt lớp 3, lời nhận xét môn Toán lớp 3, lời nhận xét môn Tự nhiên xã hội lớp 3 theo thông tư 27, Nhận xét môn Đạo đức lớp 3 theo Thông tư 27... Với nội dung đa dạng và phong sẽ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình đưa ra nhận xét, đánh giá quá trình học tập của các em học sinh.

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh lớp 3?

Để đưa ra Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 3 khi đánh giá, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu của học sinh, thầy cô sẽ căn cứ vào những yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của một học sinh, được bao quát toàn diện cả về đạo đức, những năng lực cơ bản và kể năng khiếu học sinh. Những yêu cầu này đảm bảo cho mỗi học sinh sẽ phát huy được những điểm mạnh của bản thân để phát triển sau này. Cụ thể:

1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

..............

Tham khảo chi tiết:

Sau đây là mẫu nhận xét năng lực phẩm chất lớp 3 theo Thông tư 27, mời thầy cô tham khảo.

2. Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất học sinh theo Thông tư 27

Mẫu nhận xét năng lực, phẩm chất lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

3. Mẫu nhận xét học bạ lớp 3

GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 3 THEO THÔNG TƯ 27

(Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất)

* Đối tượng học sinh giỏi:

1. a. Nắm vững kiến thức các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức để thực hành; chữ viết tương đối rõ ràng; đọc to lưu loát; tính toán nhanh nhưng đôi lúc chưa cẩn thận, viết văn chưa hay; rèn viết văn và tính cẩn thận.

b. Có ý thức tự phục vụ; nói to rõ ràng.

c. Chăm học, tự tin trao đổi ý kiến của mình trước tập thể.

2. a. Nắm vững kiến thức cơ bản các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức vào thực hành; đọc to lưu loát, ngắt nghỉ đúng chỗ, chữ viết đẹp; Tính toán nhanh. Kỹ năng viết đoạn văn chưa hay. Rèn viết văn.

b. Có ý thức tự phục vụ; hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

c. Chăm học, mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình trước lớp.

3. a. Nắm chắc kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc và viết tốt, chữ viết đẹp, rõ ràng; Kỹ năng làm tính cẩn thận, chính xác. Rèn thêm phân môn kể chuyện.

b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp.

c. Tự tin trao đổi ý kiến của mình trước lớp, mạnh dạn.

4. a. Nắm chắc kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết tốt. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Đôi lúc chưa cẩn thận khi làm bài. Rèn thêm kỹ năng giải toán bằng hai phép tính.

b. Biết tự phục vụ, giao tiếp, tự quản tốt. biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.

c. Chăm học. chăm làm. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

* Đối tượng học sinh khá:

1. a. Nắm được kiến thức cơ bản các môn học trong tháng; Biết vận dụng kiến thức vào thực hành và giải toán; Chữ viết đẹp; Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lý; kỹ năng viết văn chưa hay; Rèn thêm về viết văn.

b. Có ý thức tự giác, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

c. Chăm học, đoàn kết và biết giúp đỡ bạn trong lớp.

2. a. Nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết có tiến bộ, giọng đọc to rõ ràng; Kỹ năng môn Toán Đổi đơn vị đo độ dài chưa chính xác. Tăng cường rèn thêm về cách đổi đơn vị đo độ dài.

b. Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

c. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

3. a. Nắm được kiến thức các môn đã học trong tháng.Kỹ năng đọc, viết tốt. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Đôi lúc tính toán chưa cẩn thận. Nhận biết góc vuông và góc không vuông chưa chắc chắn. rèn thêm kỹ năng nhận biết góc vuông và góc không vuông.

b. Có khả năng tự phục vụ, tự quản, nói to, rõ ràng.

c. Chăm học, đoàn kết với bạn bè. Biết yêu thương mọi người xung quanh.

4. a. Nắm được kiến thức các môn đã học tương đối tốt. Kỹ năng đọc, viết tốt, chữ viết tương đối đẹp. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Chưa nắm chắc tên gọi các thành phần trong phép chia. Ôn lại các thành phần trong phép chia đã học.

b. Có ý thức tự phục vụ, tự giác, chấp hành nội quy trường , lớp.

c. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

* Đối tượng HS trung bình:

1. a. Nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán; Đọc to, chữ viết rõ ràng; Kỹ năng thực hiện phép chia còn lúng túng; Viết văn chưa hay; Rèn chia lại các phép tính chia trong SGK và viết đoạn văn.

b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của lớp.

c. Kính trọng người lớn tuổi, đoàn kết với bạn bè.

2. a. Cơ bản đã hoàn thành kiến thức các môn đã học trong tháng. Kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn chậm, chưa nắm chắc bảng đơn vị đo độ dài, chữ viết hay sai dấu thanh. Tăng cường rèn kỹ năng giải toán, rèn viết nhiều cho đúng dấu thanh.

b. Biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

c. Chăm học, có tinh thần đoàn kết, chưa mạnh dạn trong các hoạt động học tập.

3. a. Nắm được kiến thức cơ bản các môn học trong tháng; Đọc to, viết rõ ràng; Biết vận dụng kiến thức vào giải toán; tốc độ đọc còn chậm, chữ viết hay sai lỗi chính tả; nhân có nhớ còn sai. Rèn đọc, viết và nhân có nhớ.

b. Bước đầu biết tự học, có sự tiến bộ khi giao tiếp.

c.Chăm chỉ học tập, biết yêu thương bạn bè.

4. a. Cơ bản đã hoàn thành kiến thức các môn đã học trong tháng. Kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia tương đối tốt. Đọc, viết hay sai dấu thanh, viết chưa đúng độ cao. Giải toán bằng hai phép tính còn chậm.Tăng cường rèn đọc, viết và giải toán.

b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp.

c. Đoàn kết, biết yêu quý bạn bè. Chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động học tập.

* Đối tượng HS yếu:

1. a. Hoàn thành nội dung chương trình các môn học trong tháng; Đôi lúc đọc ngắt nghỉ chưa đúng; Chữ hoa viết chưa đúng độ cao; Thực hiện phép chia có dư còn hay sai; Giải toán chậm. Rèn đọc, viết chữ hoa; thực hiện lại phép chia trong sách và rèn giải toán.

b. Có sự tiến bộ khi giao tiếp, Bước đầu biết tự học.

c. Kính trọng người lớn tuổi, Biết giúp đỡ bạn trong lớp.

2. a. Cơ bản đã nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc còn chậm, hay sai một số dấu thanh, kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn hạn chế,. Rèn kỹ năng đọc nhiều hơn, ôn thêm về giải toán

b. Chuẩn bị đủ và biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

c. Đã mạnh dạn hơn, biết yêu quý bạn bè.

3. a. Cơ bản đã nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết còn hơi chậm, chữ viết còn xấu, thiếu nét, kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn chậm. Tăng cường rèn đọc, viết và dạng toán giải bằng hai phép tính

b. Bước đầu biết tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

c. Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.

4. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù lớp 3 theo Thông tư 27

4.1. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ

  • Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.
  • Ghi chép ngắn gọn những nội dung quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
  • Đánh dấu được đoạn sách đang đọc.
  • Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
  • Nhận biết được chi tiết và nội dung chính của bài đọc.
  • Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
  • Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
  • Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
  • Em mạnh dạn khi giao tiếp;
  • Em trình bày rõ ràng, ngắn gọn nôi dung cần trao đổi;
  • Em sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh;
  • Em trình bày ý kiến của mình trước đám đông;
  • Em biết thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài;

4.2. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về tính toán

  • Em làm tốt toán cộng trừ, viết phép tính tốt.
  • Em có tiến bộ cần làm toán đúng nhiều hơn.
  • Em thông minh, tính toán nhanh nhẹn, chính xác.
  • Em vận dụng kiến thức tốt vào các bài thực hành.
  • Em chăm chỉ, học toán tốt.
  • Em vận dụng tốt bảng cộng trừ vào thực hành.
  • Em tiếp thu bài tốt, tính toán chính xác.
  • Em làm bài tốt, nắm vững các kiến thức, kĩ năng làm toán.
  • Em tích cực học toán.
  • Em thực hiện tốt các yêu cầu của bài toán.
  • Em tính nhanh nhẹn các dạng toán.
  • Em có năng khiếu về toán học.
  • Em làm toán nhanh, cẩn thận.
  • Em tính toán nhanh, chính xác, có ý thức học tập tốt.
  • Em có kĩ năng tính toán tốt.
  • Em tính toán cẩn thận, chính xác.
  • ................

4.3. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về khoa học

  • Em biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ tự nhiên; có thái độ, hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.
  • Em biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  • Em phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên;
  • Em biết quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày; giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản; ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề bản thân, gia đình và cộng đồng; trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

4.4. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về Thẩm mỹ

  • Em chọn lọc màu sắc hài hoà khi tô màu.
  • Em tô màu đều, đẹp khi làm bài.
  • Em tự nhận ra cái đẹp trong cuộc sống.
  • Em dùng lời nói hay, diễn tả tốt cái đẹp.
  • Em biết chọn lựa từ ngữ khi ca ngợi cái đẹp.
  • Em thể hiện tình yêu quê hương qua các tranh.
  • Em có cảm xúc và nhận xét trước cái đẹp.
  • Em diễn tả tốt ý tưởng của mình.
  • Em biết diễn đạt, thể hiện cảm xúc trước cái đẹp.
  • Em có gu thẩm mĩ tốt trong cách ăn mặc.
  • Em biết chọn lọc màu sắc khi tô màu.
  • Em biết tô màu theo yêu cầu.
  • Em biết nhận ra cái đẹp trong cuộc sống.
  • Em biết dùng lời nói diễn tả cái đẹp.
  • Em biết ca ngợi cái đẹp.
  • Em có gu thẩm mĩ trong cách ăn mặc.
  • Em biết nhận xét trước cái đẹp.
  • Em biết diễn tả ý tưởng của mình.
  • Em biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp.

4.5. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về Thể chất

  • Em giữ gìn vệ sinh thân thể đúng cách.
  • Em tự giác tập luyện thể dục, thể thao.
  • Em lựa chọn tốt tham gia hoạt động phù hợp với bản thân.
  • Em có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân.
  • Em tự giác chia sẻ, quan tâm với mọi người.
  • Em lựa chọn tốt cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.
  • Em tích cực tham gia cổ vũ, động viên bạn.
  • Em thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ.
  • Em tự giác vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Em giữ vệ sinh môi trường sống xanh, sạch.
  • Em thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.
  • Em nêu được các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ.
  • Em biết lựa chọn cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.
  • Em biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
  • Em biết tập luyện thể dục, thể thao.
  • Em biết lựa chọn tham gia hoạt động phù hợp với bản thân.
  • Em biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân.
  • Em biết chia sẻ với mọi người.
  • Em biết cảm thông với mọi người.
  • Em tham gia cổ vũ, động viên bạn.
  • Em biết chọn lựa các hoạt động phù hợp với sức khoẻ.
  • Em biết vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Em biết cách giữ vệ sinh môi trường.
  • Em biết nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.

5. Nhận xét năng lực chung theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27

Tham khảo thêm tại bài viết:

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
31 77.035
0 Bình luận
Sắp xếp theo