Các loại sổ sách của Tổng phụ trách và Liên đội 2023

Tổng phụ trách đội, Liên đội cần có những sổ sách gì theo quy định của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT? Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Các loại sổ sách của Tổng phụ trách và Liên đội theo quy định mới nhất tại Thông tư 28 và Thông tư 32.

Với những người thầy cô mới nhận nhiệm vụ, có thể sẽ chưa hiểu rõ về Các loại sổ sách của Tổng phụ trách và Liên đội 2023. Những thông tin dưới đây được tổng hợp và cập nhật theo các quy định mới nhất. Mời các bạn tham khảo.

Các loại sổ sách của Tổng phụ trách và Liên đội

1. Các loại sổ sách của Tổng phụ trách đội 2023

Điều 21 Thông tư 28 quy định về Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục yêu cầu Tổng phụ trách đội phải có Sổ công tác đội.

Cụ thể, sổ Tổng Phụ trách gồm 9 phần:

  • Chương trình kế hoạch hoạt động

- Chương trình năm học

- Kế hoạch hoạt động chi tiết của các tháng, các đợt thi đua, kết quả đạt được.

  • Các loại số liệu thống kê của liên đội từ đầu năm học.
  • Các loại danh sách: BCH liên đội, chi đội trưởng, lớp trưởng, phụ trách chi đội, đội sao đỏ, đội tuyên truyền măng non, đội phát thanh măng non, Sao nhi đồng, phụ trách sao ...
  • Công trình măng non: ghi tên công trình, thời gian thực hiện, xếp loại.
  • Hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội ...
  • Kế hoạch nhỏ: kết quả đạt được ...
  • Nội dung, kết quả các đợt thi đua
  • Danh sách nhận giải thưởng các loại
  • Các công tác khác

2. Các loại sổ sách của Liên đội

Sổ sách của Liên đội gồm các loại sau:

  • Sổ theo dõi tổ chức:

- Ghi sơ đồ tổ chức + danh sách BCH liên đội, số lượng các chi đội (BCH chi đội và đội viên).

- Danh sách các đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non, đội thiếu niên chữ thập đỏ ....

- Ghi một số kết quả đạt tiêu chuẩn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, cháu ngoan Bác Hồ, chi đội mạnh ....

  • Sổ kế hoạch hoạt động: Ghi những nghị quyết, kế hoạch hoạt động trong năm học, từng tháng, theo chủ điểm và kết quả các đợt hoạt động của liên đội.
  • Sổ theo dõi thi đua:

- Theo dõi thi đua tuần

- Nội dung và kết quả các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm.

  • Sổ biên bản họp BCH Liên đội: Ghi biên bản họp BCH liên đội
  • Sổ truyền thống: Ghi những thành tích lớn của liên đội, các điển hình xuất sắc, các sự kiện quan trọng, các hình thức đã được khen thưởng.
  • Sổ thu, chi quỹ đội:

- Ghi kết quả thu kế hoạch nhỏ, các khoản thu khác

- Ghi các khoản chi (có chứng từ cụ thể)

  • Sổ biên tập phát thanh măng non:

- Danh sách đội phát thanh măng non

- Nội dung chương trình và thời gian phát thanh.

  • Sổ biên bản sinh hoạt các CLB học tập:

- Danh sách đội viên tham gia sinh hoạt các CLB học tập và người phụ trách, hướng dẫn.

- Ghi nội dung sinh hoạt của các CLB học tập.

  • Sổ hoạt động đội tuyên truyền măng non:

- Danh sách đội tuyên truyền măng non

- Kế hoạch hoạt động của đội

- Nội dung tuyên truyền.

  • Sổ theo dõi hoạt động của đội thiếu niên chữ thập đỏ:

- Danh sách đội thiếu niên chữ thập đỏ

- Kế hoạch hoạt động và kết quả đạt được.

  • Sổ theo dõi kết quả triển khai thực hiện các chuyên hiệu rèn luyện đội viên:

- Thời gian triển khai, kết quả đạt được từng chuyện hiệu.

3. Các loại sổ sách của Đội

3.1 Sổ nghiệp vụ của Đội

Sổ nghiệp vụ của Đội thường có những sổ sau:

  • Sổ Nhi đồng, Sổ Chi đội, Sổ Liên đội, Sổ Tổng phụ trách Đội, Sổ tay đội viên, Sổ tay nhi đồng
  • Sổ theo dõi rèn luyện nhi đồng và đội viên (dành cho khối tiểu học), Sổ theo dõi rèn luyện đội viên (dành cho khối trung học cơ sở)

3.2 Sách nghiệp vụ của Đội

Sách nghiệp vụ của Đội gồm:

  • Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
  • Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
  • Các loại sách Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội do Hội đồng Đội Trung ương ban hành: 111 câu hỏi - đáp về Luật Trẻ em và Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em; Cẩm nang giao thông an toàn; Cẩm nang phòng tránh đuối nước; Cẩm nang sơ cứu; Cẩm nang phòng tránh xâm hại trẻ em; Cẩm nang phòng tránh tai nạn thương tích… Đề nghị Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố rà soát lại nhu cầu các loại sách nghiệp vụ của cơ sở và tiến hành trang bị nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo về nội dung từ trung ương đến cơ sở.

Trong thời đại ngày nay, vai trò của TPT Đội ngày được nâng cao. Giáo viên TPT Đội phải đáp ứng nhiều điều kiện:

Phải có trình độ, kiến thức về nhiều mặt: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và sự nhiệt tình, tâm lý, yêu quý trẻ. Tâm lý học là kiến thức cơ bản, nền tảng giúp người tổng phụ trách đi sâu vào lòng trẻ, hiểu được nội tâm của trẻ, định hướng cho trẻ những hành động đúng đắn.

Thiếu nhi là lứa tuổi có tâm sinh lý phát triển phức tạp, cần người hướng dẫn khéo léo, do đó các giáo viên TPT Đội phải có trách nhiệm nắm bắt đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này để có cách quản lý hiệu quả. Do vậy, giáo viên TPT Đội cần trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ bên cạnh đó không ngừng tìm hiểu tâm tư, sở thích của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin, hướng dẫn các em biết phối hợp với các ban chuyên môn của nhà trường; tham mưu tốt cho BGH trường, các đoàn thể, Hội đồng Đội trong công tác.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Các loại sổ sách của tổng phụ trách đội và liên đội. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

Đánh giá bài viết
10 11.617
0 Bình luận
Sắp xếp theo