Tổng hợp ý kiến đánh giá các bản mẫu SGK lớp 7 môn Ngữ Văn
Tổng hợp ý kiến đánh giá các bản mẫu SGK lớp 7 môn Ngữ Văn là mẫu được nhà trường lập ra để tổng kết, đánh giá lại các ý kiến nhận xét sách giáo khoa mới của Bộ giáo dục và đào tạo.
Nội dung trong mẫu báo cáo cần trình bày đầy đủ các thông tin như: ưu điểm, hạnh chế, nhận xét về những điểm mới của SGK. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu báo cáo, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 7
PHÒNG GD&ĐT ….. TRƯỜNG THCS ….. | Mẫu 1a |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ SGK ĐÃ SỬ DỤNG NĂM HỌC 2021-2022
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6
STT | Tên sách (môn) | Ưu điểm | Hạn chế | Ghi chú |
1 | Ngữ văn | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; giáo dục giới tính; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; giáo dục cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. | Một số câu hỏi chưa phù hợp, nên điều chỉnh: Tập 1 - Bài 2 trang 37 phần Đọc hiểu văn bản "À ơi tay mẹ" mục Chuẩn bị cần điều chỉnh: Câu hỏi 1, nên bỏ ý "Bài thơ có được chia khổ không? Tập 2: Bài 1: Thực hành tiếng Việt (trang 16) câu hỏi 2 điều chính lại là: Các từ hủn hoản, mẫm bóng giúp em hình dung như thế nào về nhân vật Dế Mèn ? Văn bản nghị luận, kiến thức còn cao so với trình độ của học sinh trung bình, yếu. | |
2 | Hoạt động trải nghiệm, HN | - Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề, Mỗi chủ đề bắt đầu với tên, tranh chủ đề cùng một thông điệp của chủ đề. Thông điệp đưa ra ý nghĩa khái quát nhất của chủ đề. - Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá. - Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu. - Nhiều nội dung hiện đại, cập nhật và cần thiết giúp học sinh rèn luyện năng lực thích ứng với cuộc sống; Nội dung hoạt động hỗ trợ nhiều cho HS có thể hiểu mình và biết cách điều chỉnh để thích ứng với môi trường học tập, với sự thay đổi của tuổi dậy thì trên cơ sở kiến thức khoa học về các đặc điểm tâm lí đặc trưng của độ tuổi; - Sách tạo sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và cùng tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá và cùng chung trách nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của chương trình đặt ra; - Phương pháp và hình thức tổ chức để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực ở HS được tiếp cận hiện đại và đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả; - Nội dung chương trình hiện đại, cập nhật, thực tế, gắn với đời sống của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và phù hợp với vùng miền. | - Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – trang 9 chưa phù hợp dễ gây cho học sinh suy diễn, liên tưởng đến nội dung chưa phù hợp - Trong cấu trúc của 1 chủ đề quá nhiều nhiệm vụ tạo cảm giác nặng nề cho học sinh. - Mạch hoạt động hướng đến bản thân học sinh ít (chủ đề: Chăm sóc cuộc sống cá nhân). - Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – Chủ đề 4 trang 32 cần chỉnh sửa (ông bố có 3 cánh tay) |
Ý kiến của tổ chuyên môn (hoặc nhà trường): có đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sách lớp lớp 6 hay không. Nếu đề nghị điều chỉnh, bổ sung thì nêu rõ tên sách cần điều chỉnh; lí do điều chỉnh; đề xuất rõ tên sách thay thế hoặc bổ sung kèm theo các hồ sơ như đề xuất từ đầu. Nếu không đề xuất điều chỉnh thì ghi rõ: đề nghị giữ nguyên danh mục SGK đã phê duyệt năm 2021.
Phần thứ hai
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC BẢN MẪU SGK LỚP 7 THUỘC CHUYÊN MÔN PHỤ TRÁCH
STT | Tên SGK (ghi tên Tổng Chủ biên hoặc Chủ biên) | Ưu điểm | Hạn chế | Ghi chú |
1 | Bộ Cánh Diều ( Đỗ Ngọc Thống) | 1. Bám sát các yêu cầu của CT Ngữ văn 2018. 2. Cấu trúc hợp lí: lấy thể loại và kiểu VB làm trục chính kết hợp với đề tài, chủ đề do CT chỉ quy định về thể loại, kiểu VB. 3. Bảo đảm tỷ lệ hài hòa: VB văn học,VB nghị luận và VB thông tin. Có bài mở đầu; bài ôn tập và tự ĐG cuối mỗi kì; có các bảng tra cứu; 4. Bảo đảm tích hợp cao giữa các văn bản đọc hiểu, thực hành đọc hiểu, thực hành tiếng Việt, viết và nói- nghe ở những bài học khác nhau. 5. Sách được thiết kế sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh họa đẹp. Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học. 6. Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của CT: đánh giá năng lực (đọc , viết, nói và nghe); sử dụng ngữ liệu đánh giá mới. | Phần văn bản nghị luận, kiến thức còn cao so với trình độ của học sinh trung bình, yếu. |
|
2 | Bộ Chân trời sáng tạo ( Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi) | 1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực. 2. Sách giáo khoa có hệ thống bài học dể học, dễ hiểu, gắn với thực tiễn 3. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau 4. Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt 5. Nội dung sách giáo khoa với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh | Sách giáo khoa có một số tranh ảnh còn chưa rõ ràng |
|
3 | Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ( Đỗ Mạnh Hùng)1. Sách giáo khoa đã thể hiện đúng mục tiêu yêu cầu nêu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, thể hiện tính hiện đại, cập nhật, tính chính xác, hệ thống của kiến thức. 2. Ngôn ngữ viết khoa học, cô đọng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS. 3. Nội dung bài học có: mục tiêu rõ ràng, những kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực theo CT GDPT giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất. 4. Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với xu hướng của thời đại. | Một số nội dung cần điều chỉnh như sau: Bài 1: Bầu trời tuổi thơ Tr10, dòng 19 Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ Dùng từ, cụm từ mở rộng thành phần câu: -Mở rộng thành phần chính của câu -Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát (thiếu trường hợp dùng Từ mở rộng câu) Bài 6:Bài học cuộc sống phần Tri thức Ngữ văn Tr5, dòng 12 Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng… Tục ngữ thuộc loại sáng tác dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng… Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát, không rõ ràng (“là những câu ngắn gọn”) dẫn đến khó hiểu, khó nhớ. Bài 6: Bài học cuộc sống Tr5, dòng 16 Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy… Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh… Nội dung hiện tại sử dụng cách diễn đạt mơ hồ gây khó hiểu cho học sinh (có nghĩa bóng bẩy). Đây là khái niệm về thành ngữ nên cần nêu khái quát và dễ hiểu. |
|
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Tổng hợp ý kiến đánh giá các bản mẫu SGK lớp 7 môn Ngữ Văn
56,7 KB 09/03/2022 8:38:00 SAGợi ý cho bạn
-
Thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
-
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
-
Biên bản bàn giao chất lượng giáo dục năm học 2023-2024
-
Mẫu đơn xin làm lại sổ Đoàn 2024
-
Mẫu bìa tiểu luận đẹp nhất
-
Khung kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn năm học 2021-2022
-
Đề thi minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài (4 kỹ năng)
-
Kịch bản dẫn chương trình trao học bổng cuối năm 2024
-
Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới
-
Mẫu báo cáo hoạt động 26/3 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến