Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu

Tải về

Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục. Vậy làm thế nào để giúp các em tiến bộ hơn? Cùng tham khảo Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu để có thêm phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh yếu.

Bài tham luận về một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu

Kính thưa toàn thể hội nghị!

Kính thưa các quý vị đại biểu! Quý thầy cô giáo

Được sự chỉ đạo của nhà trường, sau đây tôi xin phép trình bày ý kiến tham luận của mình về “giải pháp phụ đạo học sinh yếu”.

1. Thực trạng: Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, trong nhà trường chúng ta. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém nhiều hay ít, mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường.

Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém thì rất nhiều: có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, do chưa có động cơ học tập, chưa hiểu sâu, hay nắm kiến thức chưa chắc chắn, thiếu tự tin,… và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vậy “làm như thế nào” để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, vừa hình thành những kỹ năng cao hơn và đem lại sự tự tin cho các em trong học tập, thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người giáo viên!

Theo quan điểm của tôi: muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải hạn chế tỉ lệ HS yếu, HS ngồi nhầm lớp.

Hôm nay tôi không ngần ngại chia sẻ giải pháp và những kinh nghiệm với các thầy, cô về việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” cho trường chúng ta.

2. Giải pháp:

Trước hết GVCN cần nắm lại số học sinh yếu của lớp mình, lập danh sách HS yếu và phân loại học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng như: Đọc - viết, tính toán, …

Khối trưởng tổng hợp danh sách HS yếu từng mặt theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

Tập trung HS yếu theo từng khối lớp về cơ sở I để dạy dỗ và ôn tập từ 1 đến 2 buổi / tuần tùy theo tình hình HS các khối.

Phân công GV trong khối dạy phụ đạo ít nhất 1 buổi/ tuần và luân phiên thay đổi.

Dành thời gian trong các buổi sinh hoạt khối để giáo viên báo cáo tình hình trong quá trình giảng dạy phụ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học cho các buổi phụ đạo tiếp theo trong tháng.

Tổ chức họp tổ chuyên môn, bàn bạc dân chủ trong tổ khối và cả hội đồng nhà trường để cùng thống nhất ý kiến giải pháp này.

3. Kinh nghiệm: Để thực hiện tốt việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” BGH và GV phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Đối với BGH:

Chuẩn bị một phòng học để GV dạy dỗ, ôn tập cho các em. Đồng thời tăng cường tổ chức các chuyên đề về công tác phụ đạo HS yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm, các giải pháp tối ưu để từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp. Hàng tháng, tổ chức kiểm tra một cách chặt chẽ, cụ thể với đối tượng học sinh yếu theo từng khối lớp để biết được mức độ tiến bộ của học sinh cũng như kết quả giáo dục của giáo viên. Nếu lớp nào, khối nào làm tốt thì khen thưởng; ngược lại khối lớp nào còn yếu thì phải kịp thời nhắc nhở.

Với giáo viên nói chung:

Chúng ta biết rằng vai trò quyết định của chất lượng GD không ở đâu khác, trước hết là ở đội ngũ GV, nói đến chất lượng đội ngũ là nói đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, mến trẻ,… Khuyết một trong những yếu tố này đều là không đảm bảo chất lượng.

Theo tôi, các thẩầphù hợp với từng tiết dạy.

Thường xuyên chấm chữa bài, lời nhận xét có ý nghĩa động viên tich cực.

Khi hướng dẫn học sinh yếu không được nóng nảy gây căng thẳng đối với các em mà phải cố gắng kiềm chế, hãy nhỏ nhẹ kiên trì trong quá trình hướng dẫn thì các em học tập mới có hiệu quả.

Riêng với GVCN:

* Rà soát các nhóm đối tượng HS và phân loại như sau:

- Nhóm HS yếu kém về trí tuệ, nhận thức: Yếu kém về đọc - viết; Yếu kém về kĩ năng tính toán. ( Đây là đối tượng khó phụ đạo nhất sẽ được dạy dỗ tập trung).

- Nhóm HS yếu kém về ý thức: (Đây là đối tượng sẽ được dạy dỗ theo dõi giúp đỡ thường xuyên trên lớp). Với hai nhóm đối tượng này GV cần phải:

+ Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng cho từng nhóm đối tượng. HS hạn chế phần nào bổ sung phần đó. Có sổ ghi chép hằng ngày các lỗi HS bị hạn chế và kịp thời có giải pháp khắc phục. Bài giảng gắn với đời sống xung quanh và gần gũi với HS.

+ Bên cạnh đó kết hợp chặt chẽ với gia đình HS. Vì mọi sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ khiến mọi nỗ lực của GV, của nhà trường bằng không. Người GVCN cần xác định đây là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường cho sự phát triển toàn diện của HS.

+ Kiểm tra, động viên hằng ngày, hằng giờ.

+ Đánh giá cao những tiến bộ của HS, khích lệ để HS phấn khởi, tự tin học tập.

+ Làm tốt công tác nêu gương, biểu dương HS trước tập thể lớp.

+ Ngoài ra GVCN cần phân công HS khá giỏi giúp đỡ kèm cặp học HS yếu; bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh yếu để GV tiện theo dõi, giúp đỡ.

Kính thưa quý thầy cô, chúng ta hãy giúp HS khơi dậy và phát triển trí thông minh của của các em, đừng cho rằng bây giờ là quá trễ! Vì ở bất cứ độ tuổi nào con người cũng có thể tăng cường khả năng tận dụng sức mạnh não bộ của mình.

Tôi vừa trình bày bản tham luận về giải pháp phụ đạo HS yếu trong năm học ........ và một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Kính mong sự chỉ đạo góp kiến của hội nghị để bản tham luận của tôi đầy đủ và có hiệu quả thiết thực hơn.

Cuối cùng tôi xin chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Tôi trân trọng cảm ơn!

Người viết

Các tài liệu liên quan:

Trên đây, hoatieu.vn đã giới thiệu tới các bạn Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo khác dành riêng cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học.

Đánh giá bài viết
1 14.467
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm