Tìm hiểu về bảo hộ công dân: Xử lý sự cố khi ở nước ngoài

Tải về

Cách xử lý sự cố khi đang ở nước ngoài

Trong thời gian ở nước ngoài, bạn có thể gặp phải những sự cố như: mất hộ chiếu, tai nạn... mà không thể tự giải quyết được. Để giúp bạn xử lý các sự cố xảy ra, trên cơ sở luật pháp Việt Nam, thông lệ quốc tế, hoatieu.vn xin gửi đến bạn bài viết về nguyên tắc, thông tin và các quy định nhằm giúp bạn nhanh chóng có biện pháp khắc phục hoặc tìm được sự giúp đỡ cần thiết từ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các cơ quan liên quan nước sở tại.

Mong muốn trước khi xuất cảnh bạn sẽ đọc kỹ bài viết này để có thông tin đầy đủ cũng như kiến thức nhằm giúp bạn kịp thời khi sự cố xảy ra.

NGUYÊN TẮC CHUNG

Những giúp đỡ mà Cơ Quan Đại Diện có thể làm:

  • Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;
  • Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;
  • Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;
  • Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;
  • Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);
  • Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);
  • Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;
  • Giúp thông báo cho gia đình, người thân bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;
  • Giúp hồi hương công dân bị ốm đau, bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó.

Những việc mà Cơ quan Đại Diện không thể làm:

  • Cấp đổi giấy phép lái xe;
  • Trả tiền khách sạn, tiền phạt hoặc viện phí;
  • Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình;
  • Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư;
  • Cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu;
  • Tiến hành điều tra tội phạm;
  • Can thiệp vào tiến trình tư pháp hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;
  • Hành động thay thế luật sư;
  • Hành động thay thế các đại lý du lịch, bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng;
  • Trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại;
  • Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài, di hài người chết.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HỘ, GIÚP ĐỠ

  • Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;
  • Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân, Cơ Quan Đại Diện Việt Nam cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo (ví dụ: khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa hoặc khi bạn bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);
  • Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài không thuộc đối tượng được bảo hộ, giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang quốc tịch;

NHỮNG HOÀN CẢNH CẦN BẢO HỘ KHẨN CẤP

  1. Mất hộ chiếu ở nước ngoài.
  2. Nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
  3. Nạn nhân của các tội phạm khác.
  4. Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài.
  5. Xử lý công dân chết ở nước ngoài.
  6. Bị bắt, giam, giữ, bị tù ở nước ngoài.

Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (trực 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm): (+84) 981848484.

Đánh giá bài viết
1 47
Tìm hiểu về bảo hộ công dân: Xử lý sự cố khi ở nước ngoài
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm