Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333 là phương pháp kế toán về thuế và các khoản phải nộp nhà nước mới nhất vừa được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp kế toán thuế theo Thông tư 133 thì hoatieu.vn xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Phương pháp kế toán đầu tư vốn góp vào đơn vị khác theo Thông tư 133 - TK 228

Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 - TK 242

Phương pháp kế toán hàng hóa theo Thông tư 133 - TK 156

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Và để giúp các bạn có thể hiểu hơn về các phương pháp kế toán theo Thông tư 133 thì hoatieu.vn xin giới thiệu tới bạn đọc phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 – TK 333.

I. Thuế GTGT phải nộp (3331).

1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311).

a. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
  • Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

b. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi số sau:

- Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện như điểm a nêu trên;

- Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

  • Nợ các TK 511, 515, 711
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

c. Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có các TK 111, 112.

2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312).

a. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,...
  • Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN (3333)
  • Có các TK 111, 112, 331.

b. Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa,TSCĐ nhập khẩu, ghi:

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,...
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

c. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112.

d. Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 1388 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112.

3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ.

- Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

- Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

4. Kế toán thuế GTGT phải nộp được giảm.

Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi:

  • Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)
  • Nợ các TK 111, 112 (Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền)
  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

- Kế toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

II. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)

1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

- Trường hợp tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
  • Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Trường hợp không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Định kỳ khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

  • Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,...
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khấu, ghi:

  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Có các TK 111, 112.

4. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn, được giảm:

- Thuế TTĐB của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn, được giảm, ghi:

  • Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu hàng đã xuất bán )
  • Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

- Thuế TTĐB của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn, được giảm, ghi:

  • Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
  • Có TK 211 – Tài sản cố định (nếu xuất trả lại TSCĐ)
  • Có TK 811 – Chi phí khác (nếu đã bán TSCĐ)

- Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi được hoàn, được giảm, ghi:

  • Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
  • Có TK 1388 – Phải thu khác.

5. Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn: Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112 (nếu được giảm, được hoàn bằng tiền)
  • Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu được trừ vào số thuế còn phải nộp)
  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

6. Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, ghi:

  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
  • Có các TK 154, 155 Có TK 3332 – Thuế TTĐB.

7. Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,...
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 1388 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế TTĐB).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112.
Đánh giá bài viết
1 229
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo