Những lợi ích giáo viên nên biết khi tăng lương cơ bản ngày 01/7/2019
Lợi ích của giáo viên khi tăng lương cơ bản từ ngày 01/7/2019
Từ 1/7/2019, nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh... có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được có hiệu lực. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể biết rõ về lợi ích của giáo viên khi tăng lương cơ bản từ ngày 01/7/2019 nhé.
Lợi ích của giáo viên khi tăng lương cơ bản từ ngày 1/7/2019
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 38/2019/NĐ-CP, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở tăng thêm khoảng 7,2% lên 1.490.000 đồng sẽ có nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh,… có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đó có giáo viên (sau đây xin gọi chung là người lao động).
Tôi xin chia sẻ 13 tin vui về chính sách để giáo viên và người lao động nắm bắt cụ thể như sau:
1. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).
2. Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng).
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).
4. Mức trợ cấp một lần với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% được thực hiện như sau:
Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 7.450.000 đồng (hiện hành là 6.950.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng);
Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
5. Mức trợ cấp hằng tháng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được thực hiện như sau:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 29.800 đồng (hiện hành là 27.800 đồng);
Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
6. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng).
7. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 53.640.000 đồng (hiện hành là 50.040.000 đồng).
8. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật: Một ngày bằng 372.500 đồng (hiện hành là 347.500 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 596.000 đồng (hiện hành là 556.000 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
9. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
10. Trợ cấp mai táng bằng 14.900.000 đồng (hiện hành là 13.900.000 đồng).
11. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 1.043.000 đồng (hiện hành là 973.000 đồng).
12. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
13. Người có thẻ Bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng (hiện hành là thấp hơn 208.500 đồng) không phải thực hiện cùng chi trả.
Trong đó dự kiến đến năm 2020 khi đi khám chữa bệnh sẽ không cần xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế mà chỉ cần nhớ mã thẻ.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Lịch báo giảng và theo dõi thiết bị dạy học lớp 2 - Tuần 15
Đáp án tự luận module 4 đại trà THPT
13+Mẫu lời cảm ơn bài tiểu luận hay và ấn tượng 2024
Quy trình chuẩn bị và thực hiện giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm
Thể lệ cuộc thi viết "Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh kiểm sát viên"
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến