Những điểm khác nhau của Thể thức văn bản của Đảng và thể thức văn bản Quản lý Nhà nước
So sánh thể thức văn bản của Đảng và thể thức văn bản Quản lý Nhà nước
Hiện nay trong hệ thống văn bản nước ta có hai hệ thống văn bản lớn là văn bản của Đảng và văn bản quản lý Nhà nước. Hai hệ thống văn bản có sự khác biệt về thể thức trình bày. hoatieu.vn mời các bạn tham khảo bài viết này để có cái nhìn chung nhất.
Quy định viết hoa trong văn bản hành chính
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.
Đối với văn bản của Đảng, hiện nay chúng ta thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá XII: số 66-QĐ/TW ngày 06/02/2017 “về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng” và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng số 11-HD/VPTW ngày 28/5/2004 “về thể thức văn bản của Đảng” nhằm thống nhất trong việc trình bày các thành phần thể thức trong văn bản tại các cơ quan Đảng trên phạm vi toàn quốc.
Còn đối với hệ thống văn bản quản lý Nhà nước, ngày 06/5/2005, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP về “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản”; đến ngày 19/01/2011 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2011/TT- BNV về “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính”.
Hai Thông tư trên nhằm thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và bản sao văn bản trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên phạm vi toàn quốc.
Tuy vậy, trong thực tế hiện nay thì việc trình bày sai thể thức, nhầm lẫn thể thức giữa văn bản của Đảng và văn bản Quản lý Nhà nước khi soạn thảo và ban hành văn bản vẫn xảy ra thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai sót như: cán bộ, công chức, viên chức soạn thảo chưa nắm chắc và chưa phân biệt được các văn bản hướng dẫn về thể thức và cách trình bày văn bản của Đảng và văn bản quản lý Nhà nước; nhiều người chỉ chú ý đến nội dung văn bản mà không chú ý đến các yêu cầu về thể thức; hoặc do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản còn hạn chế; có nơi văn bản của cơ quan cấp trên gửi xuống các đơn vị trực thuộc có sai sót về mặt thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, nhưng các cơ quan cấp dưới lại căn cứ thể thức văn bản của cấp trên để áp dụng cho văn bản của đơn vị mình, đây là lỗi sai sót hệ thống từ cấp trên đến các đơn vị ở cơ sở; bên cạnh đó cũng có người vừa làm công chức Nhà nước, vừa kiêm nhiệm công tác Đảng hoặc công tác đoàn thể khác, với cương vị nào, hàng ngày họ vẫn phải soạn thảo văn bản để thực hiện những nhiệm vụ được giao, do vậy việc nhầm lẫn những quy định về thể thức văn bản của cơ quan Đảng và của cơ quan Quản lý Nhà nước là không thể tránh khỏi. Để tránh xảy ra những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình trình bày thể thức văn bản giữa cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước, để phân biệt những điểm khác nhau cơ bản về thể thức của hai hệ thống văn bản trên như sau:
Thành phần thể thức | Văn bản Đảng | Văn bản Quản lý Nhà nước |
Tiêu đề, Quốc hiệu | Tiêu đề: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Cỡ chữ 15, in hoa, đứng đậm Đường kẻ có độ dài bằng độ dài tiêu đề Ví dụ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM –––––––––––––––––––––– | Quốc hiệu: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (cỡ chữ 12-13, in hoa, đứng đậm) Tiêu ngữ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (cỡ chữ 13 - 14, in thường, đứng đậm) Phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ Ví dụ: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––– |
Tên cơ quan ban hành văn bản | - Tên cơ quan tổ chức cấp trên (nếu có), cỡ chữ 14, in hoa, đứng, không đậm; - Tên cơ quan ban hành, cỡ chữ 14, in hoa, đứng, đậm; - Phía dưới có dấu sao (*). Ví dụ: TỈNH ỦY QUẢNG TRỊ BAN TỔ CHỨC * | - Tên cơ quan tổ chức cấp trên (nếu có), cỡ chữ 12-13, in hoa, đứng, không đậm; - Tên cơ quan ban hành, cỡ chữ 12-13, in hoa, đứng, đậm; - Phía dưới có đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng 1/3 đến 1/2 dòng chữ. Ví dụ: UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ NỘI VỤ –––– |
Số, ký hiệu văn bản | - Số văn bản là số thứ tự được ghi liên tục từ số 01 cho mỗi loại văn bản của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, ban tham mưu giúp việc cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc cấp ủy ban hành trong 1 nhiệm kỳ của cấp ủy. - Sau từ số không có dấu hai chấm (:); giữa số và ký hiệu có dấu gạch ngang (-), giữa tên loại và tên cơ quan ban hành có dấu gạch chéo (/) Ví dụ: Số 02-QĐ/BTCTU Cỡ chữ 14, in thường, đứng | - Số văn bản là số thứ tự, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Sau từ số có dấu hai chấm (:); giữa số và ký hiệu có dấu gạch chéo (/), giữa tên loại và tên cơ quan ban hành có dấu gach ngang (-) Ví dụ: Số: 02/QĐ-SNV Cỡ chữ 13, in thường, đứng |
Địa điểm (Địa danh) và ngày, tháng, năm ban hành văn bản | Văn bản của các cơ quan Đảng cấp Trung ương và của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ghi địa điểm ban hành văn bản là tên thành phố, hoặc thị xã tỉnh lỵ mà cơ quan ban hành văn bản có trụ sở. - Cỡ chữ 14, in thường, nghiêng - Được trình bày ở phía bên phải dưới tiêu đề của văn bản Ví dụ: Văn bản của Tỉnh ủy Quảng Trị (có trụ sở tại thành phố Đông Hà): Đông Hà,…….. | Văn bản của các cơ quan, tổ chức thì ghi địa danh hành chính cấp đó. - Cỡ chữ 13 – 14, in thường, nghiêng - Được trình bày ở giữa phía dưới Quốc hiệu Ví dụ: Văn bản của UBND tỉnh Quảng Trị (có trụ sở tại thành phố Đông Hà): Quảng Trị,… |
Tên loại, trích yếu nội dung văn bản | - Tên loại văn bản + Cỡ chữ 16, in hoa, đứng, đậm - Trích yếu nội dung văn bản + Cỡ chữ 14 – 15, in thường, đứng, đậm. + Không có dòng kẻ bên dưới Ví dụ: CHỈ THỊ về công tác phòng chống tham nhũng - Trích yếu nội dung công văn + Cỡ chữ 12, in thường, nghiêng + Không quy định cụ thể về việc cách dòng so với số và ký hiệu văn bản. Vi dụ: Công văn của Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh do Văn phòng Đảng ủy soạn thảo về việc đăng ký cử cán bộ đi đào tạo Số 06 – CV/ĐU Về việc đăng ký cử cán bộ đi đào tạo | - Tên loại văn bản + Cỡ chữ 14, in hoa, đứng, đậm - Trích yếu nội dung văn bản + Cỡ chữ 14, in thường, đứng, đậm + Dòng kẻ bên dưới nét liền, có độ dài bằng 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ Ví dụ: CHỈ THỊ tăng cường giải quyết tài liệu tồn đọng tại các cơ quan tổ chức, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ––––––––––––––––– - Trích yếu nội dung công văn + Cỡ chữ 12- 13, in thường, đứng Đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản Ví dụ: Công văn của Sở Nội vụ do Phòng Cán bộ - Công chức soạn thảo về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015 Số 06/SNV-CBCC V/v đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015 |
Nội dung văn bản | - Cỡ chữ 14-15, in thường, đứng; Không quy định cụ thể về cách trình bày. | Cỡ chữ 13 – 14, in thường, đứng (được dàn đều cả hai lề); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc 15pt trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng. |
Thể thức đề ký văn bản | Dấu hiệu chữ viết tắt thể thức đề ký là gạch chéo (/) Ví dụ: T/M; K/T; T/L - Thể thức đề ký + Cỡ chữ 14, in hoa, đứng, đậm - Chức vụ người ký + Cỡ chữ 14, in hoa, đứng, không đậm - Họ tên người ký + Cỡ chữ 14, in thường, đứng, đậm Ví dụ: T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Nguyễn Văn B | Dấu hiệu sau các chữ viết tắt thể thức đề ký là dấu chấm (.) Ví dụ:
- Thể thức đề ký + Cỡ chữ 13 - 14, in hoa, đứng, đậm - Chức vụ người ký + Cỡ chữ 13-14, in hoa, đứng, đậm - Họ tên người ký + Cỡ chữ 13-14, in thường, đứng, đậm Ví dụ: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Văn C |
Nơi nhận | - Từ nơi nhận: cỡ chữ 14, in thường, đứng, phía dưới có đường kẻ ngang nét liền bằng độ dài dòng chữ - Nơi nhận cụ thể: cỡ chữ 12, in thường, đứng Ví dụ: Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; - Huyện ủy Vĩnh Linh; - Lưu: VT, VPĐU. | - Từ nơi nhận: cỡ chữ 12, in nghiêng, đậm - Nơi nhận cụ thể: cỡ chữ 11, in thường, đứng Ví dụ: Nơi nhận: - Các sở, ban, ngành; - UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ; - Lưu: VT, HC. |
- Đánh số trang văn bản | - Bắt đầu từ trang thứ 2 phải đánh số trang, cách mép trên trang giấy 10mm và cách đều 2 mép phải, trái của phần có chữ. | - Từ trang thứ 2 phải đánh số trang, số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy, bằng chữ in thường, cỡ chữ 13 - 14, kiểu chữ đứng |
Như vậy có thể thấy rõ cách phân biệt dễ nhất là nhìn vào đầu của văn bản quy phạm thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là văn bản của Đảng còn nếu thấy Cộng Hoà Chủ Nghĩa Việt Nam là văn bản quản lý của nhà nước.
Ngoài ra Văn bản của Đảng và Văn bản quản lý của nhà nước còn có sự khác nhau là về mục đích và nội dung văn bản. Văn bản của Đảng thường ban hành để quy định về những điều kiện liên quan đến Đảng viên và thường quy định về những chiến lược lớn đối với cơ quan nhà nước. Còn văn bản quản lý nhà nước là văn bản quy định việc thực hiện những chiến lược đó và áp dụng quy định đó đối với đối tượng cần thiết. Hơn nữa văn bản quản lý nhà nước còn áp dụng cho toàn bộ đối tượng là công dân Việt Nam. Vì thế có thể thấy Văn bản của Đảng là văn bản phía trên còn văn bản quản lý nhà nước là văn bản phía dưới thực hiện theo những chủ trương, đường lối của Đảng đến nhân dân.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản cần phân biệt trong trình bày thể thức văn bản của Đảng và văn bản quản lý Nhà nước, căn cứ văn bản này hy vọng những cán bộ, công chức, viên chức soạn thảo văn bản ngoài việc chú ý đến nội dung văn bản cần quan tâm để tránh nhầm lẫn thể thức dẫn đến việc sai sót để hướng tới việc ban hành của cơ quan, tổ chức đúng về thể thức và rõ nội dung thể hiện./.
Tham khảo thêm
Công văn 155/TANDTC-PC về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tố tụng
Quy định viết hoa trong văn bản hành chính 2024
Quyết định 2823/QĐ-BVHTTDL Kế hoạch tổ chức hội nghị về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Những điểm khác nhau của Thể thức văn bản của Đảng và thể thức văn bản Quản lý Nhà nước (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu hợp đồng thuê Giám đốc, Tổng giám đốc năm 2024
-
Báo cáo kiểm điểm đảng viên cuối năm của Bí thư Đảng ủy năm 2024
-
Mẫu di chúc có người làm chứng
-
Quy trình tổ chức Đại hội Chi bộ 2023
-
Bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc 2024
-
6 Mẫu biên bản họp lớp 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn xin xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng năm 2024
-
Quy trình và biểu mẫu xét chuyển Đảng chính thức
-
Mẫu giấy mời dự Đại hội Chi bộ 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến