Một số tình huống thường gặp ở đại hội và cách xử lý

Tổng hợp tình huống thường gặp ở đại hội và cách xử lý

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết một số tình huống thường gặp ở đại hội và cách xử lý để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các tình huống có thể xảy ra trong suốt quá trình diễn ra đại hội cùng với đó là cách xử lý. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

I. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI

Câu hỏi 1:

1. Đại hội thực hiện nhiều nội dung, nên sắp xếp trình tự các nội dung thế nào là hợp lý?

2. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu làm trước khi đọc báo cáo chính trị của đảng bộ có được không?

3. Khai mạc đại hội là trách nhiệm của cấp ủy khóa trước hay của đoàn chủ tịch đại hội?

Trả lời:

1. Phần 13.4, Mục 13, Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 05-01-2012 của Ban Bí thư, hướng dẫn về các bước tiến hành đại hội, như sau:

- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).

- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Đọc báo cáo chính trị.

- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).

- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện của cấp trên (nếu có).

- Phát biểu của đại diện cấp ủy cấp trên (tuỳ điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).

- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các nội dung theo quy trình bầu cử).

- Thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động.

- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

2. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu được chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị đại hội; đến đại hội chính thức chỉ bổ sung những vấn đề mới phát sinh. Do vậy, thông thường báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu sau khi báo cáo chính trị được trình bày ở đại hội là để đại biểu có thời gian nghiên cứu tham gia ý kiến với ban thẩm tra tư cách đại biểu.

3. Khai mạc đại hội là nhiệm vụ của đoàn chủ tịch đại hội.

Câu hỏi 2: Khi tiến hành đại hội nhiệm kỳ có nơi chỉ chào cờ khi khai mạc, còn bế mạc thì không, có đúng không?

Trả lời: Trong đại hội đảng bộ các cấp, để bảo đảm trang nghiêm, lúc khai mạc và bế mạc đại hội đều chào cờ, hát Quốc ca, Quốc tế ca là nghi thức đã được quy định qua các kỳ đại hội.

Tổ chức đảng các cấp phải thực hiện nghiêm túc, không được áp dụng tùy tiện.

Câu hỏi 3: Trong thủ tục chào cờ ở đại hội, có nơi hô: Chào cờ, chào! Có nơi hô: Đảng kỳ, chào! Có nơi hô: Nhìn cờ, chào! Vậy hô thế nào cho đúng?

Trả lời: Chào cờ là thủ tục đầu tiên trong quá trình tiến hành đại hội, không chỉ tạo không khí trang nghiêm mà nhằm để các thành viên trong đại hội hướng về Đảng và Tổ quốc với tình cảm thiêng liêng, trân trọng nhất của mình. Vì vậy, thống nhất cách hô trong các đại hội là: Chào cờ, chào!

Câu hỏi 4: Đại hội chi bộ nhiệm kỳ thường tiến hành 2 nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua, bàn phương hướng nhiệm kỳ tới và bầu cấp ủy khóa mới.

Có 2 loại ý kiến về cách thức tiến hành:

1. Đại hội cần tiến hành 2 nội dung đan xen nhau: Sau khi chủ tịch đại hội trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; phương hướng nhiệm kỳ tới, đề án nhân sự, gợi ý thảo luận thì đồng thời chuẩn bị giới thiệu nhân sự và thông qua danh sách bầu cử chi ủy (nơi được bầu chi ủy) hoặc bí thư phó bí thư (nơi chưa đủ điều kiện bầu chi ủy) để đảng viên có được thông tin cụ thể suy nghĩ lựa chọn. Sau đó, đại hội thảo luận và thông qua đề án rồi mới tiến hành bầu cử.

2. Đại hội tách 2 phần riêng biệt: Làm xong phần đánh giá kết quả, bàn phương hướng, nhiệm vụ rồi mới tiến hành bầu cử.

Vậy làm thế nào là đúng?

Trả lời: Đúng là đại hội nhiệm kỳ của chi bộ thường tiến hành 2 nội dung như nêu trên.

Thông thường đại hội tiến hành theo 2 phần: Sau khi thảo luận báo cáo nhiệm kỳ đại hội bao gồm đánh giá kết quả rút ra những bài học kinh nghiệm nhiệm kỳ qua; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới rồi mới tiến hành bầu cử. Bầu cử xong, thông qua nghị quyết đại hội.

Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng chi bộ để vận dụng quy trình đó cho phù hợp, tránh cứng nhắc, nhưng phải bảo đảm chất lượng đại hội đúng nội dung, đúng nguyên tác, thủ tục.

Câu hỏi 5: Khi tiến hành đại hội có nhất thiết phải họp phiên trù bị không? Nếu có thì phiên họp trù bị và phiên họp chính thức được thực hiện những nội dung gì?

Trả lời: Phần 13.1 và 13.2, Hướng dẫn số

1- HD/TW, ngày 05-01-2012 của Ban Bí thư, hướng dẫn về quy trình tổ chức đại hội, như sau:

“Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên: phiên trù bị và phiên chính thức.

13.1- Trong phiên trù bị được thực hiện các nội dung: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu; thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.

13.2- Trong phiên chính thức của đại hội thực hiện các nội dung quy định tại các Điều 15, 18, 22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và tương đương, cơ sở”.

Với tinh thần và nội dung Hướng dẫn trên có thể hiểu rằng phiên họp trù bị không phải là quy định bắt buộc, nhưng nên thực hiện, vì như nội dung hướng dẫn thì phiên trù bị thực hiện một số phần việc về tổ chức nội bộ khi không có các đại biểu khách mời tham dự để khi bước vào phiên chính thức khai mạc đại hội, tạo được không khí trang trọng, nghiêm túc ngay từ đầu đại hội.

BÁO CÁO TRÌNH ĐẠI HỘI

Câu hỏi 6: Trong đại hội đảng bộ cần có những báo cáo nào? Các báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 và báo cáo tài chính của đảng bộ có cần trình bày trước đại hội không?

Trả lời: Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, quy định: "Văn kiện của cấp ủy trình đại hội đảng bộ gồm hai báo cáo chủ yếu: Báo cáo chính trị của đảng bộ và Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy trong nhiệm kỳ".

Do đó, cấp ủy đương nhiệm phải chuẩn bị các báo cáo trình đại hội là: Báo cáo chính trị của đảng bộ, báo cáo kiểm điểm của cấp ủy nhiệm kỳ qua, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.

Ngoài các báo cáo trên còn có báo cáo tổng hợp ý kiến của đảng bộ thảo luận, tham gia đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Trung ương trình Đại hội XII của Đảng và báo cáo chính trị của đại hội cấp trên.

Trung ương không quy định phải có báo cáo tài chính của đảng bộ trong đại hội nhiệm kỳ.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 5.810
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo