Bảng cân đối số phát sinh 2024

Bảng cân đối số phát sinh - Mẫu số S04-DNN được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Bảng cân đối số phát sinh là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bảng cân đối số phát sinh tại đây.

1. Mẫu số S04-DNN: Bảng cân đối số phát sinh

 Mẫu số S04-DNN: Bảng cân đối số phát sinh
Mẫu bảng cân đối số phát sinh số S06-DN ban hành theo Thông tư 200

Nội dung Bảng cân đối số phát sinh dưới đây:

Đơn vị:………..

Địa chỉ:……….

Mẫu số: S06–DNN
(Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Tháng ....... năm .........

Mã tài khoản

Tên tài khoản


Số dư đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Số dư cuối kỳ
NợNợNợ

111
112
131
133
152
153
154
155
211
214
331
3331
3334
334
3382
3383
3384
3386
3411
411
421
511
521
621
622
627
632
641
642
821
911

Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Phải thu của khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ dụng cụ
Chi phí sx kinh doanh dở dang
Thành phẩm
Tài sản cố định
Hao mòn TSCĐ
| Phải trả nhà cung cấp
Thuế GTGT phải nộp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Phải trả công nhân viên
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Vay ngắn hạn
Nguồn vốn kinh doanh
Lợi nhuận chưa phân phối
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công SX
Chi phí sản xuất chung
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí thuế TNDN
Xác định kết quả kinh doanh

-
-
-
-
-
-
-
-
-


-
-
-
-
-
-
-
-

Tổng cộng

Người lập
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng 
(Ký, họ tên) 

..........Ngày .... tháng .... năm.....

Giám đốc
(Ký, họ tên)

2. Cách lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh bao gồm 8 cột, cụ thể như sau:

Cột 1: Số hiệu tài khoản

Ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.

Cột 2: Tên tài khoản

Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà Doanh nghiệp đang sử dụng.

Cột 3,4: số dư đầu năm

Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư Có đầu năm theo từng tài khoản.

Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký –sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7,8 của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

Cột 5,6: Số phát sinh trong năm

Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.

Cột 7,8: Số dư đầu năm

Dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo.

Số liệu ghi được tính theo công thức như sau:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.

3. Lợi ích của bảng cân đối phát sinh

Bảng cân đối phát sinh có ý nghĩa quan trọng trước khi lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một số lợi ích cơ bản của bảng cân đối phát sinh như:

  • Dựa vào bảng cân đối phát sinh, doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bảng cân đối phát sinh có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép, tính toán, cụ thể:
  • Xét theo từng tài khoản trên từng dòng: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Trường hợp nếu không xảy ra như trên thì trong quá trình ghi chép và tính toán đã có những sai sót.
  • Xét theo dòng tổng cộng: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ bắt buộc bằng nhau
  • Bảng cân đối phát sinh còn cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán và phục vụ việc phân tích hoạt động kinh tế.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Thuế - Kiểm toán - Kế toán thuộc chuyên mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 37.453
0 Bình luận
Sắp xếp theo