Mẫu kế hoạch cải cách hành chính năm 2018

Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 theo Công văn 5236/LĐTBXH-VP

Mẫu kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 kèm theo Công văn số 5236/LĐTBXH-VP được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Đây là mẫu đề cương xác định mục tiêu cải cách hành chính trong năm một cách phù hợp, khả thi với các đơn vị.

Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

Nghị quyết 76/2013/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

Phụ lục

ĐỀ CƯƠNG

KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM …..
(Kèm theo Công văn số 5236/LĐTBXH-VP ngày 13/12/2017 Bộ LĐTBXH)

I. MỤC TIÊU

- Trên cơ sở mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011), Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2017), Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Quyết định số 1003/QĐ-LĐTBXH ngày 27/7/2017) và thực tế triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xác định mục tiêu cải cách hành chính trong năm một cách phù hợp, khả thi.

- Lựa chọn các mục tiêu trọng tâm cải cách hành chính để ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai thực hiện.

- Các mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có khả năng theo dõi, đánh giá được.

II. NHIỆM VỤ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Trên cơ sở phạm vi chức năng quản lý nhà nước của đơn vị, các nhiệm vụ cải cách hành chính trong năm có thể bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, cụ thể là:

1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của đơn vị:

- Kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Công tác rà soát, hệ thống hóa; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực (công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật)

2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC):

- Đơn giản hóa, nâng cao chất lượng TTHC.

- Cải cách TTHC giữa các cơ quan hành chính và trong nội bộ đơn vị.

- Kiểm soát TTHC.

- Công bố, công khai TTHC.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

3. Cải cách tổ chức bộ máy:

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của Chính phủ.

- Đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

- Việc xây dựng cơ cấu công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm.

- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.

- Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý của cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công:

- Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Thực hiện cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị khoa học công nghệ công lập.

- Thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí hành chính.

- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

6. Hiện đại hóa hành chính:

- Thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động.

- Việc ứng dụng CNTT trong quy trình xử lý công việc.

- Công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính:

Xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC bằng các hoạt động cụ thể như: xây dựng kế hoạch CCHC, kiểm tra, tuyên truyền, giao ban chuyên đề về CCHC...để đảm bảo các nhiệm vụ CCHC được triển khai đầy đủ và có hiệu quả.

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Nhiệm vụ chung

Nhiệm vụ cụ thể

Sản phẩm

Chủ trì thực hiện

Phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến

Ghi chú

I. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế

1...

1...

2...

2………………

II. Cải cách thủ tục hành chính

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

III. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

IV. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

V. Cải cách tài chính công

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

VI. Hiện đại hóa hành chính

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

VII. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

1………………

1………….

2………….

2 ……………..

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch CCHC của cơ quan, đơn vị và cơ chế báo cáo.

- Phân định rõ trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác CCHC, đảm bảo kế hoạch của đơn vị và kế hoạch chung của Bộ.

- Quy định cụ thể kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC.

Đánh giá bài viết
1 620
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo