Mẫu bìa bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 2024

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ Mẫu bìa bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3 cho giáo viên Mầm non/Tiểu học/THCS/THPT. Một mẫu bìa đẹp, đúng chuẩn sẽ giúp bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề của giáo viên được đánh giá cao, tạo ấn tượng tốt với giám khảo chấm thi. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về tại bài viết.

1. Mẫu bìa bài thu hoạch theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

Sau đây là Mẫu bìa bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 1,2,3 cho giáo viên các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được trình bày dưới dạng file Word, giúp thầy cô dễ dàng chỉnh sửa và hoàn thiện thông tin thực tế của mình.

Mẫu bìa bài thu hoạch nâng hạng giáo viên hạng 1, 2, 3

Mẫu bìa bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Bìa bài thu hoạch nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Mẫu bìa bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

2. Hướng dẫn viết Bài thu hoạch chứ danh nghề nghiệp giáo viên hạng 1, 2, 3

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Mục đích

+ Bài thu hoạch thể hiện kiến thức, kỹ năng thu nhận được của học viên từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Mầm non/Tiểu học/THCS/THPT.

+ Là căn cứ đánh giá mức độ đạt được của học viên đã đạt được qua Chương trình bồi dưỡng; đánh giá khả năng vận dụng tri thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Yêu cầu

+ Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công viêc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được những kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

+ Độ dài trong không quá 20 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5; lề trái: 2,5 cm; lề trên, dưới và phải: 2cm

+ Văn phong, cách viết: có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.

+ Thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc: không sao chép bài của người khác. Đảm bảo đúng yêu cầu của bài thu hoạch.

Nội dung

Bài thu hoạch được trình bày theo logic sau

MỞ ĐẦU

- Lý do tham gia khóa bồi dưỡng: Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết. Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường sau quá trình bồi dưỡng...

- Nội dung lựa chọn: Xác định và lựa chọn chuyên đề/chủ đề có ý nghĩa nhất (học viên lựa chọn một trong các chủ đề đã học, liên quan đến lĩnh vực hoạt động cụ thể của cá nhân sẽ được trình bày trong thu hoạch).

- Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch

NỘI DUNG

1. Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn

1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề/chủ đề học tập mình đã lựa chọn

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyên đề/chủ đề mà mình lựa chọn.

1.2.1. Cơ sở lí luận.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề trong đề tài đã lựa chọn.

1.3. Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng.

1.4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được.

2. Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khoá bồi dưỡng

2.1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân

+ Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công việc chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm...

+ Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân

2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng

2.3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

3. Kiến nghị và đề xuất

3.1. Đề xuất về nội dung bồi dưỡng

+ Những nội dung phù hợp cần tiếp tục trang bị cho người học? Tại sao?

+ Những nội dung cần bổ sung thêm so với tài liệu/bài giảng nhằm nâng cao hiểu biết cho học viên

+ Những nội dung cần điều chỉnh? Nguyên nhân?...

3.2. Đề xuất về tổ chức lớp học:

+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề

+ Sĩ số học viên, địa điểm tô chức lớp học, cách thức tổ chức, quản lý lớp...

Đối tượng kiến nghị: Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; giảng viên hướng dẫn các chuyên đề; Ban cán sự lớp.

...............

Mời bạn đọc cùng tham khảo các tài liệu có liên quan khác tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 1.321
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm