90+ Mẫu bìa bài tập lớn đẹp năm 2024

Tải về

Mẫu bìa bài tập lớn là một thành phần quan trọng cần có khi sinh viên, học viên làm bài tập lớn. Mẫu bìa bài tập lớn nêu rõ thông tin của trường, khoa đào tạo, thông tin giáo viên hướng dẫn, thông tin sinh viên, thông tin về bài tập... Mời bạn đọc cùng Hoatieu.vn tham khảo chi tiết và tải về mẫu bìa bài tập lớn tại đây.

1. Bài tập lớn là gì?

Chắc hẳn các bạn tân sinh viên mới nhập học, còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới đang băn khoăn tiểu luận, luận án, khóa luận, chuyên đề, bài tập lớn... là gì? Trong khuôn khổ bài viết, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Bài tập lớn là gì? Mẫu đề bài tập lớn đẹp năm 2024.

Bài tập lớn cũng có thể hiểu là bài về nhà của sinh viên, nhưng khối lượng công việc được giảng viên giao nhiều hơn. Bài tập lớn như một dạng báo cáo về nghiên cứu đề tài nào đó được giảng viên giao cho sinh viên nghiên cứu trong một thời gian nhất định, về những kiến thức đã được tiếp thu trong suốt quá trình học. Vì vậy, bài tập lớn thường dài và được thiết kế chỉn chu, được đóng thành quyển tỉ mỉ.

2. Bìa bài tập lớn có những gì?

Ngoài phần cốt lõi là nội dung bài tập lớn, phần bìa bài tập lớn cũng nên được thiết kế đẹp mắt, chi tiết, thể hiện tâm huyết của người viết. Thành phần cần có của phần bìa một bài tập lớn gồm:

  • Phần chữ: Tên trường đại học/cao đẳng; Tên khoa; Tên đề tài bài tập; Tên sinh viên, lớp; Tên giảng viên hướng dẫn; Tháng năm viết báo cáo.
  • Phần trang trí: Hoa văn trang trí đơn giản hoặc có thể tùy biến, thay đổi mẫu viền trang trí theo sở thích cá nhân.

Bìa bài tập lớn có thể coi là bộ măt của nội dung bên trong. Giảng viên có thể đánh giá được thái độ học tập của sinh viên đối với môn học, sự chăm chút cho thành quả nghiên cứu của sinh viên thông qua trang bìa. Bài tập lớn có trang bìa ấn tượng sẽ tạo thiện cảm ban đầu với người đọc và thể hiện sự chuyên nghiệp của người viết.

Ngược lại, bìa bài tập lớn thiếu sự chăm chút, kỹ năng kém sẽ để lại ấn tượng xấu cho người xem, đặc biệt là những người có chuyên môn như thầy cô giáo và giảng viên.

Một bìa bài tập đẹp là bìa có sự hài hòa trong sắp xếp và có tính sáng tạo riêng của người viết. Nhìn chung, những mẫu bìa được đánh giá cao là những mẫu đem đến sự tinh tế và chuyên nghiệp, không quá khuôn mẫu nhưng vẫn cần tránh màu mè thiếu đi thái độ nghiêm túc đối với một văn bản học thuật.

3. Tải mẫu bìa bài tập lớn đẹp file word

Mẫu bìa bài tập lớn

mẫu bìa bài tập lớn đẹp

mẫu bìa bài tập lớn đẹp

mẫu bìa bài tập lớn đẹp

Mời bạn đọc tải file đầy đủ về để chỉnh sửa sao cho phù hợp với mục đích sử dụng

4. Cách tạo trang bìa bài tập lớn trong Word

4.1. Tạo trang bìa bài tập lớn với các mẫu có sẵn trong Word

MS Word đã cung cấp sẵn cho người dùng rất nhiều các mẫu trang bìa để sử dụng. Các mẫu được thiết kế chi tiết, bạn chỉ cần chỉnh sửa là đã có một bìa bài tập lớn đẹp mắt.

Các bước thực hiện: Insert => chọn Cover Page => chọn mẫu trang bìa mà bạn thích.

Tạo trang bìa bài tập lớn với các mẫu có sẵn trong Word

Tìm nhiều mẫu hơn thì bạn hãy vào More Cover Pages from Office.com…

Nếu sau khi chọn bạn vẫn thấy không thích mẫu nào đó thì có thể dùng tổ hợp phím CTRL + Z hoặc vào lại Insert => Cover Page => Remove Current Cover Page để chọn mẫu ảnh bìa khác.

4.2. Tạo trang bìa bằng công cụ Page Border của Word

Trước khi tạo trang bìa trong Word thì bạn cần định dạng lại trang văn bản bằng cách:

+ Bước 1: Chọn Page Layout => chọn Margins => chọn tiếp Custom Margins…

+ Bước 2: Bạn chỉnh các thông số như sau:

  • Top: 2 cm.
  • Left: 2 cm.
  • Bottom: 3 cm.
  • Right: 1.5 cm hoặc 2 cm.

+ Bước 3: Đơn vị mặc định trong Word là Inches.

Để đổi về đơn vị Centimeters thì các bạn vào File chọn Options => cửa sổ Word Option hiện ra => bạn chọn tab Advanced rồi kéo thanh cuộn xuống tới chỗ Display và đổi đơn vị.

+ Bước 4: Tiếp đến, các bạn tạo trang bìa

  • Đối với phiên bản word 2007, 2010: Bạn vào Page layout => Page Borders.
  • Đối vớiphiên bản word 2013 trở lên: Bạn vào Design =>Page Borders

+ Bước 5: Trong bảng Borders and Shading hiện ra, bạn thực hiện như sau để làm trang bìa nhé:

Mặc định khi bảng Borders and Shading hiện lên thì sẽ ở tab Page Border và kiểu định dạng là None.

  • Bạn click vào phần Art ở trong khung Style => chọn kiểu khung cho bìa của bạn.
  • Ở khung Preview bạn chọn Apply to là This section – First page only.
  • Tiếp đến bạn chọn Options… và chỉnh các phần sau: Ở mục Measure from: bạn click vào và chọn Text; Sang mục Options bạn bỏ hết tất cả các dấu tích đi và click OK và hoàn thành.

5. Cách trình bày bài tập lớn

Bài tập lớn là thuộc dạng một tiểu luận nhỏ được thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5 sinh viên, số lượng thay đổi tùy theo cách sắp xếp của giảng viên. Đề tài của mỗi nhóm do giảng viên phan công, các nhóm bốc thăm lựa chọn. Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm.

Sau khi nhận được đề tài, nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt, đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm
vụ chung. Mọi khó khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.

Cách trình bày bài tập lớn:

Ngoài Lời cảm ơn (không bắt buộc), phần Phụ lục (nếu có), một Bài tập lớn/bài tập dự án hoàn chỉnh phải có những phần sau:

1. Lời cam đoan

2. Phần 1: MỤC LỤC

3. Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU

Phần mở đầu trong Bài tập lớn/bài tập dự án đóng vai trò như một bản tóm tắt - Nó cung cấp nền tảng cần thiết hoặc thông tin phù hợp với ngữ cảnh của chủ đề.

Phần mở đầu thường có các nội dung sau đây:

+ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (Lý do lựa chọn đề tài),

+ Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài,

+ Phạm vi nghiên cứu,

+ Phương pháp nghiên cứu…

4. Phần 3: PHẦN NỘI DUNG

Đây là phần chính của một Bài tập lớn/bài tập dự án, được chia thành nhiều phần nhỏ, mục nhỏ thể hiện quá trình từng bước giải quyết vấn đề nêu trong đề tài. Là phần quan trọng nhất của một Bài tập lớn/bài tập dự án, thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện bài tập.

Tùy theo nội dung đề tài mà các Mục có thể được chia thành chương hoặc đánh số thứ tự 1,2…(in hoa, đậm, thẳng), tiểu mục thể hiện là 1.1; 1.2,… 2.1; 2.2…. (chữ thường, đậm) và tiểu tiết thể hiện là 1.1.1, 1.2.1,…. (chữ thường, nghiêng).

5. Phần 4: PHẦN KẾT LUẬN

Phần này tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, nêu ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học, những gì còn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng để phát triển đề tài.

6. Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (Bắt buộc phải có): Đánh số thứ tự 1.; 2.; 3.... . Chỉ nêu các tài liệu được trích dẫn gốc, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong bài tiểu luận.

Cách sắp xếp tài liệu tham khảo như sau:

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung…).

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung, tiếng Nhật ... Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước: Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ. Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. Cụ thể như sau:

Với sách: Tên tác giả (các tác giả). (Năm xuất bản). Tên sách in nghiêng. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Với bài báo trên tạp chí khoa học: Tên tác giả (các tác giả) bài báo. (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập in nghiêng (số), trang số. DOI: xx.xxxxxxxxxx (nếu có) Author(s) of paper. (Year of publication). Title of paper. Journal name, Volume number – italicized(Issue number), page number(s). DOI: xx.xxxxxxxxxx

Với bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị: Tên tác giả (các tác giả) bài viết. (Năm xuất bản). Tên bài viết in nghiêng. Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ chức, năm tổ chức (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Với luận văn, luận án: Tên tác giả. (Năm in luận văn/luận án). Tiêu đề luận văn/luận án in nghiêng (Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ, Cơ sở đào tạo, Địa điểm).

Với tài liệu từ internet: Tên tác giả (các tác giả). (Năm tài liệu được tạo ra hay cập nhật). Tên tài liệu in nghiêng. Truy cập ngày/tháng/năm, từ http://www......

Về hình thức: Bài tập lớn/bài tập dự án có độ dài từ 15 - 20 trang giấy A4 (không bao gồm lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, phụ lục).

- Giãn cách 1.5, size chữ 13; font: Times New Roman;

- Căn lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 3cm, lề dưới 3cm.

- Khoảng cách giữa các đoạn là 6pt

Tất cả các đoạn đều phải thụt vào 1 tab; Nội dung được canh đều thẳng 2 bên (justify), đánh số trang từ trang Phần mở đầu.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc 90+ Mẫu bìa bài tập lớn đẹp năm 2024 và cách thiết kế mẫu bìa bài tập lớn trong Word. Mời bạn đọc đón đọc các bài viết khác tại mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 9.890
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm