Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 2024
Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ban hành theo Quyết định 5002/QĐ-BYT sửa đổi Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em. Mẫu giấy này sẽ dùng để sàng lọc thông tin của trẻ em và kết luận có tiêm chủng hay không. Mời các bạn tham khảo và tải về tại đây.
Hiện nay, trên cả nước các địa phương đang tích cực triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Trước khi tiêm chủng, các cơ sở y tế cần lập Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em để ghi lại thông tin của trẻ và sàng lọc những nguy cơ và tiền sử bệnh tước khi tiêm chủng. Từ đó, xác nhận xem đứa trẻ đó có đủ điều kiện tiêm chủng vacxin Covid-19 ngay hay không. Đây là một bước rất quan trọng, chúng ta cần làm một cách cẩn thận và rõ ràng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn đáng tiếc không may xảy ra. Sau đây là nội dung chi tiết.
Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 2022
1. Những điều cần biết về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em
Theo TS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng phía Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, gần đây rất nhiều trẻ nhỏ là F0 có thời gian dương tính lâu, khác hẳn với người lớn, đặc biệt với người đã tiêm 3 mũi.
Ngoài ra, thời gian đào thải virus ở các bé này cũng rất lâu. Có trẻ 14-15 ngày vẫn còn dương tính.
Ngoài ra, sau một thời gian (có thể tới hàng tháng sau khi âm tính) trẻ lại có những dấu hiệu liên quan hậu COVID-19, như: Các vấn đề về hô hấp; cơ xương khớp; thần kinh; giảm khả năng nhớ, tập trung…
Dù ở thời điểm hiện tại, chúng ta nhận thấy trẻ mắc COVID-19 thường diễn biến nhẹ, không có nghĩa là giai đoạn sau trẻ sẽ an toàn. Chính vì lý do đó, lứa tuổi này vẫn phải tiêm phòng vắc xin COVID-19.
Hiện nay, các hội chứng hậu Covid không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng khó tránh khỏi. Mặc dù trong quá trình nhiễm bệnh, trẻ em ít có biến chứng nặng dẫn đến tử vong nhưng những tác dụng hậu Covid kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng phát triển, học tập.
Do đó mà các bậc phụ huynh không thể nào chủ quan với Covid mà cần có biện pháp bảo vệ con triệt để, đặc biệt là loại bỏ quan niệm sai lầm “trẻ mắc Covid không nặng như người lớn và nhanh hết”.
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh việc triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi là hoàn toàn thích hợp tại thời điểm này, đặc biệt tại các quốc gia đã bao phủ vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên.
Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - 12 tuổi có nguy hiểm không?
Những tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay quá trình phát triển của trẻ hay không là điều mà hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm. Để giải thích cho vấn đề này, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miễn Bắc, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã cho biết, theo kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi của Bộ Y tế thì liều lượng vắc xin được sử dụng ở trẻ nhỏ đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào gặp vấn đề về tim. Ngoài ra, với trẻ nhỏ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì các phản ứng phụ thông thường của vắc xin như sốt, đau chỗ tiêm, mệt mỏi,… ở mức nhẹ hơn, tỷ lệ thấp hơn so với trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành.
Trẻ vừa khỏi Covid-19 có tiêm vắc xin được không?
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt, Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ, trẻ em dù đã mắc COVID-19 hay chưa mắc cũng nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 bởi một số nguyên nhân sau:
Phần lớn những đứa trẻ bị nhiễm bệnh chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ ở mũi họng, thậm chí có trẻ còn không có triệu chứng do cơ thể trẻ em đã có một dạng miễn dịch đặc hiệu để chống lại virus SARS-CoV-2. Điều này cũng tương tự những bệnh lý nhiễm virus khác như cúm mùa. Sau khi mắc bệnh, trẻ em thường có khả năng miễn dịch niêm mạc khá cao. Do đó, tiêm vaccine phòng COVID-19 không những có thể giúp trẻ em sản sinh ra được nhiều kháng thể toàn thân mà còn tăng cường khả năng miễn dịch đồng bộ cho cơ thể. Sự miễn dịch niêm mạc thêm phần miễn dịch do tiêm chủng có thể mang lại hiệu quả tốt hơn, mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, tiêm vaccine giúp trẻ bổ sung khả năng chống lại nguy cơ tái nhiễm. Đó là do kháng thể tự nhiên khi khỏi bệnh sẽ giảm theo thời gian, nên rất cần tiêm phòng cho bé để tránh bị nhiễm bệnh trở lại khi tiếp xúc với nguồn lây nào đó.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly y tế có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sau 2 tuần. Tuy nhiên, đối với trẻ em, thông thường sau khỏi bệnh khoảng 3-6 tháng, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là phù hợp nhất để tạo miễn dịch tốt hơn.
Tại Việt Nam trẻ từ 5-11 tuổi đang được Bộ Y tế và các tỉnh thành trong cả nước tích cực chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. Việc tiêm chủng cho các đối tượng trẻ em độ tuổi từ 5-11 tuổi sẽ được triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận trọng từng bước và đặt an toàn lên hàng đầu....
2. Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2021)
CƠ SỞ TIÊM CHỦNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỐI VỚI TRẺ EM
Họ và tên trẻ: …………………….………… Ngày sinh: ........../........../.......... Nam □ Nữ □
CCCD/CMT/Hộ chiếu (nếu có):...………………………………Số điện thoại:………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………..…………………….
Họ tên bố/mẹ/người giám hộ: ...…………………………………Số điện thoại:…………….
Đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19:
□ Chưa tiêm
□ Đã tiêm, loại vắc xin:………………..……………Ngày tiêm:………………………………
I. Sàng lọc
Thân nhiệt: ……..…… ° C Mạch: ……..…… lần/phút
1. Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng COVID-19 | Không □ | Có □ |
2. Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển | Không □ | Có □ |
3. Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào | Không □ | Có □ |
4. Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi | Không □ | Có □ |
5. Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu… | Không □ | Có □ |
6. Nghe tim, phổi bất thườngi | Không □ | Có □ |
7. Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng:................................) | Không □ | Có □ |
8. Các chống chỉ định/trì hoãn khácii (nếu có, ghi rõ) ............................................................................................................................... | Không □ | Có □ |
II. Kết luận
- Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường và KHÔNG có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất | □ |
- Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại: Khi CÓ bất thường tại mục 1 | □ |
- Trì hoãn tiêm chủng: Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại mục 2 | □ |
- Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 3, 4 | □ |
- Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện: Khi CÓ bất thường tại mục 5, 6, 7 | □ |
Lý do:………………………………………………………………………………………………
Thời gian: ….. giờ ….. phút, ngày …..tháng….. năm ….. |
i Chỉ định tiêm tại bệnh viện nếu đánh giá tình trạng hiện tại không có chỉ định cấp cứu.
ii Các trường hợp chống chỉ định/trì hoãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với loại vắc xin COVID-19 sử dụng hoặc phát hiện có các yếu tố bất thường khác.
3. Những trẻ em nào đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng Covid-19
Chiều 29-10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em ".
Theo đó, ở phần sàng lọc, bảng kiểm tra trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đối với trẻ em gồm có các yêu cầu như: Đo thân nhiệt, nhịp tim.
Có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó là:
- Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin Covid-19;
- Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;
- Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;
- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;
- Nghe tim, phổi bất thường;
- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);
- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).
Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Nếu trẻ đủ điều kiện, tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chống chỉ định tiêm vắc-xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin Covid-19.
Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.
Thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.
Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);
Chiều cùng ngày 29-10, tại buổi tập huấn về tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.
Với trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7.
Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các cháu.
Vắc-xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là vắc-xin Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 là 4 tuần (28 ngày).
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 2024
42,5 KB 01/11/2021 2:09:00 CHTải Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em PDF
467,2 KB 01/11/2021 2:05:08 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu năm 2023 dành cho cán bộ lãnh đạo
-
4 Mẫu thông báo thu hồi tài sản công ty năm 2024
-
Mẫu đăng ký thực hiện khuyến mại 2024 mới nhất
-
Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án năm 2024
-
Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2024
-
05 Mẫu thông báo phạt nhân viên mới nhất 2024
-
Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ 2024
-
Biên bản kiểm phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân 2024
-
Cách viết đơn xin việc viết tay hay
-
Giấy biên nhận hồ sơ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu số 03b/KTHS: Quyết định miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự
Mẫu bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024
Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang do bị mất
Biểu điểm đánh giá chất lượng tổ chức Đảng
Mẫu bảng tổng hợp số liệu báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính
Mẫu phiếu kiểm tra đề án
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến