Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học
Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học
Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học là bài tiểu luận được lập ra vào cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Tiểu học. Bài tiểu luận nêu rõ lý do chọn đề tài tiểu luận, nội dung chính của bài tiểu luận... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học tại đây.
Bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
1.1. Các văn bản pháp lý
Các văn bản có nội dung liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên:
- Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều lệ Trường tiểu học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Nghị định số .......................... của của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;
- Thông tư số ................................. của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
- Hướng dẫn số .................... của Sở Giáo dục và Đào tạo ...................... về việc hướng dẫn thực công tác thanh tra năm học .............;
- Kế hoạch số ......................... của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã .............. về công tác kiểm tra giáo dục năm học ............;
- Kế hoạch số ........................ của Trường Tiểu học ................, về công tác kiểm tra nội bộ năm học .............., có nội dung “Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên”
1.2. Lý do về lý luận
Kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay mà người hiệu trưởng của bất kỳ loại hình trường nào cũng phải thực hiện.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nội dung kiểm tra nội bộ trường phổ thông, một khâu trong chu trình quản lý nhà trường giúp hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách khách quan. Ta có thể hiểu như sau:
* Kiểm tra: là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét (Trang 1122 - Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)
* Hoạt động: tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. (Trang 1122 - Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)
* Sư phạm: là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. (Trang 1122 - Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)
* Hoạt động sư phạm: là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, “quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý”.
Ý nghĩa của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:
- Giúp Hiệu trưởng có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.
- Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư phạm, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ.
- Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có khoa học, khả thi từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.
Tóm lại, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối trượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
1.3. Lý do thực tiễn
Thực tế trong nhiều năm qua, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên ở Trường Tiểu học ............... đã được thực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, còn làm qua loa, hình thức đơn điệu, trùng lặp, ít hấp dẫn. Trong thời đại ngày nay, từ thực tiễn xu thế phát triển nói chung, sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nói riêng mà đặc biệt đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học thì việc tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là hoạt động hết sức cần thiết, nhà quản lý trường tiểu học cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, từ đó có biện pháp quản lý khoa học và phù hợp với thực tế. Để làm được điều này nhà quản lý cần nghiên cứu sâu cơ sở lý luận của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được tham gia lớp Cán bộ quản lý tiểu học .............., tôi nhận thấy công tác quản lý rất quan trọng đặc biệt là công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định sự phát triển toàn diện của nhà trường, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường Tiểu học ..................... Năm học .....................” làm đề tài tiểu luận. Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trường Tiểu học ........................ trong thời gian tới.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ....................
2.1. Khái quát về Trường Tiểu học .....................
a. Khát quát chung: Trường Tiểu học .................... thuộc địa bàn nông thôn, nằm trong vùng sạt lỡ hàng năm nên biến động và không ổn định về dân cư. Dân cư đa số là dân tộc kinh. Nhân dân trong địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và làm thuê. Nhiều năm liền Trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Năm học này, Trường Tiểu học ............ có lớp với ......... học sinh. Một bộ phận không nhỏ các em thuộc gia đình khó khăn nên tình trạng bỏ học và nguy cơ bỏ học còn cao.
b. Về đội ngũ: Tổng số cán bộ, viên chức: 36 (Ban giám Hiệu: 02; TPT Đội: 1; Giáo viên: 28; Nhân viên: 5). Tất cả cán bộ, viên chức đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
c. Cơ sở vật chất: Trường có 22 phòng. Trong đó có: 17 phòng học, 1 văn phòng, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, 1 phòng giáo viên và 1 phòng khác. Các phòng đều là ở dạng cấp 4, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều. Trường chưa có phòng chức năng.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên Trường Tiểu học ......................
2.2.1. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, trong đó có kiểm tra hoạt động sư phạm. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các yêu cầu, đối tượng được kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra. Thông qua kế hoạch kiểm tra, các tổ/khối và giáo viên được kiểm tra xác định kế hoạch, tâm thế cho mình. Tuy nhiên, vì kế hoạch đã nêu rõ đối tượng kiểm tra và kiểm tra vào thời gian nào nên cũng có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, giáo viên có tên trong kế hoạch kiểm tra sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, còn những thành viên khác sẽ có tâm thế lơ là, thiếu sự đầu tư cố gắng trong công tác. Thời điểm kiểm tra cũng đã xác định nên thường khi qua thời điểm kiểm tra thì giáo viên lại buông xuôi, xem như đã “trả xong nợ”, đã hoàn thành nhiệm vụ và được “nghỉ xả hơi”. Do đó, tác dụng của việc kiểm tra có phần giảm đi. Những giáo viên không có tên trong danh sách kiểm tra sẽ dễ dẫn đến hiện tượng thiếu cố gắng hoặc lơ là.
2.2.2. Việc tổ chức kiểm tra
2.2.2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra
Đầu năm, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra chuyên môn do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm Phó trưởng ban, các tổ trưởng làm thành viên.
Do số lượng Ban kiểm tra quá ít nên việc thực hiện dự giờ trên lớp đối với mỗi giáo viên có nhiều khó khăn. Thường việc dự giờ do tổ trưởng là thành viên Ban kiểm tra chuyên môn đảm nhiệm. Riêng Tổ chuyên, tổ trưởng không cùng chuyên môn với người được dự giờ đánh giá, vì vậy, việc dự giờ đánh giá gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.2. Đào tạo lực lượng kiểm tra
Để lực lượng kiểm tra thực thi trách nhiệm có hiệu quả, hàng năm, Hiệu trưởng đều cử tổ trưởng các tổ tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong hè.
2.2.2.3. Xây dựng chuẩn kiểm tra
Từ trước đến nay, nhà trường chưa xây dựng chuẩn, tiêu chí kiểm tra riêng cho đơn vị. Ban kiểm tra nhà trường chỉ sử dụng một số văn bản pháp lý làm cơ sở để tiến hành đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Trong quá trình kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, hầu như ban kiểm tra chỉ vận dụng thang bảng điểm để đánh giá giờ dạy là chính. Vì vậy mà giờ dạy gần như quyết định chính trong việc xếp loại giáo viên. Các mặt hoạt động khác hầu như chỉ nhận xét rất sơ sài. Từ đó việc đánh giá giáo viên sẽ trở thành phiến diện.
2.2.3. Chỉ đạo kiểm tra
Sau khi lập kế hoạch, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban Kiểm tra, công bố kế hoạch kiểm tra.
Hiệu trưởng hướng dẫn, động viên lực lượng kiểm tra kiểm tra để lực lượng kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thường thì công tác hướng dẫn và động viên chưa được quan tâm đúng mức, Hiệu trưởng chỉ động viên chung chung như cố gắng khách quan, không thiên vị, không áp đặt, không định kiến… Trong công tác động viên lực lượng kiểm tra, chưa có phần khích lệ về mặt chế độ hay quyền lợi về vật chất, tinh thần cho lực lượng kiểm tra.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS năm 2024
-
Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt
-
Giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp 2024
-
Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30 (mới nhất)
-
Tuyên truyền về huy động trẻ đến trường mầm non 2024
-
Kế hoạch tổ chức hội thi Rung chuông vàng 2023 - 2024
-
Cách viết đơn xin học bổng hay nhất cập nhật 2024
-
Đáp án module 4 môn Toán Tiểu học 2024 mới nhất
-
Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục Tiểu học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Phân phối chương trình môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh bậc THPT
Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học
Mẫu bản đăng ký cá nhân an toàn giao thông năm 2018
Biểu mẫu báo cáo nhu cầu thực hiện các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo năm 2017
Câu hỏi trắc nghiệm tin học cơ bản- chứng chỉ CNTT cơ bản
Mẫu tiến độ đào tạo
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến