Hướng dẫn kế toán: Khi nào thì hạch toán Nợ 155/Có 154 và khi nào Nợ 632/Có 154

Tải về

Hướng dẫn kế toán: Khi nào thì hạch toán Nợ 155/Có 154 và khi nào Nợ 632/Có 154

Hướng dẫn kế toán: Khi nào thì hạch toán Nợ 155/Có 154 và khi nào Nợ 632/Có 154 là tài liệu tham khảo kế toán hữu ích, hướng dẫn kế toán làm Báo cáo tài chính để các bạn tham khảo, nắm rõ, tránh bị nhầm lẫn khi hạch toán hai bút toán là Nợ 155/Có 154 và Nợ 632/Có 154, xác định đúng khi hạch toán kế toán. Nội dung chi tiết được trình bày cụ thể dưới đây, các bạn theo dõi bài viết nhé.

Mẫu tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân 2016

Cách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200

Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất

Trong quá trình dạy học và qua tổng hợp các câu hỏi của các bạn khi làm BCTC, mình thấy nhiều bạn bị nhầm lẫn khi hạch toán hai bút toán N155/C154 và N632/C154 đồng thời không biết lấy số liệu ở đâu để hạch toán, các bạn cứ kết chuyển hết từ 154 sang 155 hoặc 154 sang 632 dẫn đến chi phí bị đội lên không tương ứng với doanh thu, trong phạm vi bài này mình chỉ nói ngắn gọn để các bạn xác định đúng khi hạch toán. Trước hết mình nói đơn giản để các bạn phân biệt khi tập hợp chi phí theo Quyết định 48 và theo Quyết định 15 (nay là Thông tư 200)

1/ Đối với Công ty áp dụng chế độ Kế toán theo QĐ 48.

Không sử dụng các tài khoản 621,622, 623 và 627 để tập hợp chi phí, các chi phí trên được hạch toán vào tài khoản 154, như vậy thì sẽ khó theo dõi chi tiết các loại chi phí như vật tư, nhân công, máy thi công và CP sản xuất chung cho từng đối tượng cụ thể. Để theo dõi được chi tiết các chi phí nói trên các bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản cấp 2 của tài khoản 154 như sau:

  • Tài khoản 1541 tương ứng với tài khoản 621
  • Tài khoản 1542 tương ứng với tài khoản 622
  • Tài khoản 1543 tương ứng với tài khoản 623
  • Tài khoản 1547 tương ứng với tài khoản 627
  • Tài khoản 1548 để tập hợp các chi phí mà liên quan đến nhiều công trình, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế khác nhau... như chi phí khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ, sau đó phân bổ cho các đối tượng nói trên.

Ví dụ: Công ty bạn có vài xe tải chở vật tư cho các công trình xây dựng, mỗi công trình có thời gian thi công khác nhau và ở những nơi khác nhau, hoặc một máy cẩu cũng sử dụng cho nhiều công trình như trên thì chi phí khấu hao TSCĐ các bạn tập hợp vào 1548 sau đó phân bổ cho từng công trình.

2/ Đối với Công ty áp dụng chế độ Kế toán theo QĐ 15 (nay theo TT 200)

Sử dụng tài khoản 621, 622,623 và 627 để tập hợp các chi phí liên quan vào từng tài khoản nói trên. Cuối kỳ các TK nói trên được kết chuyển sang TK 154.

Như vậy các bạn đã sơ bộ nắm được khi tập hợp chi phí theo 2 quyết định nói trên.

Bây giờ mình nói đến vấn đề: KHI NÀO HẠCH TOÁN NỢ 155/ CÓ 154 VÀ KHI NÀO NỢ 632/ CÓ 154 CHO CẢ HAI TRƯỜNG HỢP: Công ty áp dụng QĐ 48 hoặc áp dụng QĐ 15.

A/ TRƯỜNG HỢP 1: NỢ 155/CÓ 154

Tài khoản 155 (thành phẩm), tài khoản này sử dụng khi Công ty các bạn sản xuất ra thành phẩm như bàn ghế, xi măng, sữa hộp, ô tô, xe máy...mà sản phẩm có định lượng cụ thể, tức là CÂN, ĐONG, ĐO, ĐẾM được đồng thời cần phải bảo quản, cất trữ để tránh mất mát hư hỏng, hoặc các sản phẩm tương tự nhưng sản xuất xong giao ngay cho khách hàng, hoặc sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thụ ngay mà phải nhập kho ( kho ở đây không có nghĩa là phải cho vào một cái kho, hay cái nhà khóa lại mới hiểu là kho, kho ở đây có thể là bến bãi, ví dụ: Công ty sản xuất xe buýt, oto...thì kho ở đây là bãi để xe và được trông coi cẩn thận) THÌ những Công ty sản xuất sản phẩm như vậy sẽ hạch toán NỢ 155/CÓ 154.

Căn cứ hạch toán: Các bạn phải căn cứ vào phiếu

Nhập kho thành phẩm đã hoàn thành, trong phiếu nhập kho thông thường sẽ có chỉ tiêu SỐ LƯỢNG và chỉ tiêu ĐƠN GIÁ ( giá thành định mức, hoặc giá thành kế hoạch)

Ví dụ: Công ty bạn trong quý I tập hợp chi phí trên tài khoản 154 là 100tr, cuối quý I theo phiếu nhập kho hoàn thành 50 thành phẩm, giá trị nhập kho là 600k/thành phẩm, như vậy tổng giá trị nhập kho là 30tr. Như vậy các bạn hạch toán: NỢ 155/CÓ 154 = 30tr, giá trị dở dang sẽ là 100 - 30 = 70 và là số dư của TK 154.

B/ TRƯỜNG HỢP 2: NỢ 632/CÓ 154

Trường hợp này sử dụng khi sản phẩm của công ty các bạn là cung cấp DỊCH VỤ như các Công ty du lịch, viễn thông, tư vấn... đặc thù sản phẩm là không nhìn thấy được, không cân đong đo đếm được, chính vì vậy không nhập kho một TOUR du lịch, và cũng không thể nhập kho được cước internet...đặc thù của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thì sản phẩm của nó là chất lượng dịch vụ.

Hoặc công ty các bạn là công ty chuyên về XÂY DỰNG thì không thể nhập kho vài km đường quốc lộ, cầu cống, nhà cửa cao tầng, hoặc thi công chưa xong nhưng đã phải ghi nhận DOANH THU và phải có CHI PHÍ tương ứng.

Do đó, hai loại công ty này thì sử dụng tài khoản 632 mà không sử dụng TK155 và hạch toán N632/C154.

Đánh giá bài viết
1 995
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm