Hướng dẫn hạch toán hàng thiếu - chờ xử lý

Hàng hóa thiếu - thiếu chờ xử lý phải hạch toán như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán trẻ. hoatieu.vn xin giới thiệu đến các bạn hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu - chờ xử lý khi mua hàng theo từng trường hợp cụ thể như: Do bên bán xuất thiếu, vận chuyển bị mất, nhân viên bị mất...

Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu
Hướng dẫn cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý
Hướng dẫn cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán
Hướng dẫn cách kiểm tra đối chiếu sổ sách Kế Toán

Hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu - chờ xử lý:

1. Cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý:

- Khi phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa so với hóa đơn mua hàng, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán hàng thiếu chờ xử lý như sau:

Nợ TK - 156: Số hàng thực tế nhập kho

Nợ TK – 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ (theo hóa đơn)

Có TK – 111, 112, 331...

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

a. Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả lại số hàng thiếu đó:

Nợ TK – 156: Số hàng thiếu

Có TK – 1381: Số hàng thiếu

b. Một số trường hợp khác:

Nợ TK – 111, 112, 331: (Nếu bên bán hàng trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...) (Có thuế)

Nợ TK – 1388: Phải thu khác (Nếu bên vận chuyển bồi thường) (Có thuế)

Nợ TK – 334: (Nếu như trừ vào lương của nhân viên làm mất hàng) (Có thuế)

Nợ TK – 632, 642, 811: Chi phí (Nếu DN không muốn ai bồi thường) (Có thuế)

Có TK – 1381: Số hàng thiếu

Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu (Vì khi mua hàng các bạn đã trả tiền hàng là có thuế, nên số tiền được trả lại cũng phải có thuế)

Chú ý: Nếu số hàng thiếu này bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.

Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

- Nếu giá trị bồi thường cao hơn: cách hạch toàn hàng thiếu chờ xử lý:

Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)

Có TK – 1381: Số hàng thiếu

Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu

Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn

- Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:

Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)

Có TK – 1381: Số hàng thiếu

Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu

Nợ TK – 632, 642, 811: Phần giá trị không được bồi thường

Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường

Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu không được bồi thường

Đánh giá bài viết
1 194
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo