Thay đổi cách tính lương với người nghỉ hưu từ 1/1/2018

Hướng dẫn cách tính lương hưu

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết về hướng dẫn cách tính lương hưu để bạn đọc cùng tham khảo. Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật BHXH mới nhất năm 2017 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết cách tính lương hưu tại đây.

Giấy đăng ký nhận lương hưu và nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu - Mẫu số 13-HSB

Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu

Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng

Cách tính lương hưu - Mức hưởng hàng tháng

Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật BHXH mới nhất năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưuSố năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
201816 năm
201917 năm
202018 năm
202119 năm
Từ năm 2022 trờ đi20 năm

Hướng dẫn cụ thể về cách tính theo điều 17 của TT 59/2015 như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính như trên sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

a) Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Ví dụ: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

- Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Ví dụ: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2017 khi đủ 49 tuổi. Ông Q có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 24% = 69%;

- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 50 theo quy định là 01 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 2% = 67%.

Ví dụ: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 3% = 30%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

- Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là 75% -1% = 74%.

2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.

- 16 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.

- Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội thông tin cách tính lương hưu

BHXH Việt Nam giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 01/01/2018

Chiều 26/7, tại Hội nghị cung cấp thông tin BHXH, BHYT tháng 7/2017, ông Nguyễn Đức Toàn - Phó GĐ Trung tâm truyền thông (Bảo hiểm xã hội VN) cho biết, căn cứ vào quy định Luật BHXH năm 2014, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ được thay đổi từ 1/1/2018.

Thay đổi cách tính lương hưu

Theo đó, cách tính cụ thể như sau: Lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi;

Trường hợp lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (nội dung này thay đổi đối với lao động nam vì trước năm 2018 lao động nam chỉ cần đủ 15 năm đóng BHXH đã được tính bằng 45%).

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, nội dung trên chỉ thay đổi đối với lao động nữ. Vì trước năm 2018, cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%.

Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

Tác động ra sao?

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, đối với lao động nam thì cách tính trên tác động đến những người chưa đạt đủ số năm cần thiết để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% và ảnh hưởng đến mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ từ năm 2018 trở đi không phải là mới, chúng ta đã thực hiện từ năm 1995 theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.

Việc thay đổi cách tính lương hưu mà không có lộ trình ảnh hưởng đến lao động nữ nhiều hơn, nhất là đối với lao động nữ có dưới 30 năm đóng BHXH, số năm đóng BHXH càng ít thì tác động càng lớn.

Theo số thống kê của BHXH Việt Nam, khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Như vậy, cách tính này ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là nghỉ hưu sớm).

Cũng theo số thống kê, thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nam có thời gian đóng BHXH bình quân là trên 32 năm, còn lao động nữ là 29 năm. Như vậy, tác động tổng thể là không lớn.

Mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, điều kiện làm việc… tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thấp khi nghỉ hưu sớm và càng thấp hơn nếu thời gian đóng BHXH không nhiều. Vì vậy khi người lao động còn trẻ, khỏe, có công việc tốt thì nên tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được nhận mức lương hưu tốt nhất giúp đảm bảo tốt hơn cuộc sống của mình khi về hưu” - ông Nguyễn Đức Toàn cho biết.

Cũng qua số liệu tổng hợp từ các địa phương, số người nghỉ hưu trong 6 tháng đầu năm nay giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đại diện BHXH VN tại Hội nghị, có thể đánh giá chưa xảy ra tình trạng nghỉ hưu sớm ồ ạt để tránh sự thay đổi về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu.

Đánh giá bài viết
1 1.012
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo