Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 2024 mới nhất
Vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Hồ sơ xin cấp giấy đủ điều kiện VSATTP như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 1. Cơ sở cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- 4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 5. Mức phạt không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Không phải cơ sở sản xuất nào cũng cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, do quy mô, sức sản xuất, địa điểm kinh doanh không cần phải xin giấy chứng cứ.
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
(Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Dưới đây là trình tự các bước làm thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Thủ tục không quá đơn giản nên bạn nên chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thật cẩn thận nhé.
Bước 1: Tổ chức, công dân đến lấy mẫu hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn thực phẩm
Bước 2: Tổ chức, công dân nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại Chi cục hoặc Cục ATTP có thẩm quyền
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, cụ thể:
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ.
+ Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở
không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.
Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định cơ sở, cụ thể:
+ Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền
+ Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở;
+ Nội dung thẩm định cơ sở: đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 5: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lưu ý:
+ Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước.
+ Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.
5. Mức phạt không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. (Thay đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP)
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Trên đây là hồ sơ và Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 2024 mới nhất
147,9 KBThủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (tệp PDF)
87 KB 04/04/2018 2:19:52 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu giấy bán, cho, tặng xe 2024
-
Bài dự thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Mẫu cam kết bảo mật thông tin
-
Mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị 2024
-
Mẫu báo cáo tự nhận xét Giữ trọn lời thề Đảng viên
-
Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh bản chính
-
Báo cáo chính trị của đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025
-
Mẫu thông báo xác nhận kết quả đăng ký đất đai 2024
-
Mẫu đơn xin xác nhận mất bằng lái xe 2024
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến