Cách nhắn tin xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng 2024

Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ các mẫu nhắn tin xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng nhất. Mời các bạn tham khảo.

Nhắn tin xin việc là một trong nhưng cách xin làm công việc yêu thích rất hiệu quả. Một bản xin việc bằng văn bản sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn chuyên nghiệp hơn, đồng thời bản xin việc này cũng giúp các bạn thể hiện được hết những ưu điểm, điểm nổi bật của bạn trước mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng Hoatieu xem thử các mẫu nhắn tin xin việc hay dưới đây nhé.

1. Nhắn tin xin việc là gì?

Mẫu nhắn tin xin việc được Hoatieu chia sẻ dưới đây không phải là kiểu nhắn tin qua tin nhắn điện thoại, Facebook, Zalo,... Tất nhiên, bạn vẫn có thể gửi tin nhắn qua đó nhưng nên đảm bảo đủ nội dung cần có trong tin nhắn xin việc.

Nhắn tin xin việc là một hình thức thể hiện mong muốn được xin làm việc qua văn bản, các hình thức nhắn tin xin việc thể hiện sự trang trọng nhất là:

  • Gửi Email: Email là một hình thức được sử dụng rất phổ biến, vừa nhanh vừa giữ được sự chuyên nghiệp của mình. Khi sử dụng email nhắn tin xin việc cần đảm hầu hết các nội dung cần thiết trong một tin nhắn xin việc.
  • Gửi đơn trực tiếp: Đây là phương pháp truyền thống mà hiện nay còn rất ít người dùng nhưng nó tạo ấn tượng rất lớn với người tuyển dụng. Bởi nó cho thấy ta thật sự nghiêm túc và yêu mến công việc. Việc gửi đơn không chỉ tốn thời gian làm, viết đơn, soạn đơn mà còn mất công người xin việc phải đến tận nơi gửi đơn. Các nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự tôn trọng tối đa của bạn dành cho họ.

2. Nội dung cần có trong tin nhắn xin việc

Cách nhắn tin xin việc hay
Cách nhắn tin xin việc hay

Để việc nhắn tin xin việc có hiệu quả, tin nhắn xin việc cần đảm bảo đủ các nội dung cần thiết. Hoatieu xin chia sẻ với các bạn những nội dung quan trọng nhất trong một tin nhắn xin việc như sau:

+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ: đây là nội dung cần có đối với hình thức xin việc trực tiếp.

+ Tiêu đề: với mỗi tin nhắn xin việc thì tiêu đề rất quan trọng. Nhà tuyển dụng thường sẽ lướt các tiêu đề trước. Khi họ cảm thấy tiêu đề cần thiết để xem thì họ mới quan tâm nội dung bên trong. Chính vì vậy, việc không để tiêu đề dễ làm cho bỏ sót tin nhắn xin việc của người ứng tuyển.

+ Kính ngữ: bắt đầu bằng các cụm từ “kính gửi” để thể hiện sự lịch sự, lễ phép đối với nhà tuyển dụng

+ Thông tin người nhận: Đây là nội dung cần thiết đầu tiên trong tin nhắn. Vì nếu không có thông tin người nhận, người nhận sẽ không có cảm giác được tôn trọng.

+ Thông tin cá nhân: Đây là thông tin hiển nhiên phải có. Các bạn phải tự giới thiệu bản thân của mình để người nhận biết các bạn là ai. Thông tin bao gồm: Họ và tên, đến từ đâu, ứng tuyển cho vị trí gì trong công ty, thông tin liên lạc…

+ Nội dung: Ở mục này các bạn phải nêu mục đích gửi tin xin việc của mình. Các bạn thấy thông tin tuyển dụng ở đâu. Ngoài ra, Các bạn nên nêu ra được đặc điểm mà bản thân phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

+ Các tệp đính kèm với tin nhắn: Các tệp này thường được các nhà tuyển dụng yêu cầu gửi đính kèm ở tin tuyển dụng. Các tệp đính kèm thường là: sơ yếu lý lịch, CV, thư giới thiệu, các bằng cấp chứng chỉ liên quan

+ Cuối cùng, là một sự cam kết và sự chủ động. Cam kết này là cam kết về các thông tin mà bản thân cung cấp. Điều này đảm bảo cho những lời nói của các bạn có sức thuyết phục hơn. Tuy đây là một thông tin nhỏ nhưng rất quan trọng. Ngoài ra sự chủ động cho thấy sự nhiệt huyết của các bạn đối với công việc.

3. Mẫu nhắn tin xin việc hay nhất

HoaTieu xin gửi tới mẫu tin nhắn xin việc hay nhất. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trực tiếp trên trang dưới đây để phù hợp với mục đích sử dụng xin việc của bản thân tại đây.

TIÊU ĐỀ

Kính gửi….

Tôi tên là…[Họ và tên]…,

Thông qua …[mạng xã hội/website/người quen]..., tôi được biết Quý công ty đang có nhu cầu cần tuyển vị trí …[công việc]... Với kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty.

Tôi tốt nghiệp cử nhân trường…... và kinh nghiệm… năm làm việc trong lĩnh vực … trong thời gian làm việc tại công ty cũ.

Vì vậy, tôi cho rằng mình sẽ là một trong những ứng viên tiềm năng mà công ty đang tìm kiếm. Đính kèm theo email này là CV ứng tuyển của tôi để công ty có thể biết thêm thông tin và đánh giá sự phù hợp của tôi với công việc hiện tại.

Rất mong Quý công ty dành thời gian xem xét. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm của Quý công ty!

Trân trọng cảm ơn.

[Chữ ký]

4. Lưu ý khi nhắn tin xin việc

Nhắn tin xin việc là một hình thức tin nhắn có yếu tố công việc nên đòi hỏi ứng viên xin việc phải đảm bảo các điều kiện về sự chuyên nghiệp phải có. Để tin nhắn xin việc gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân, các bạn cần lưu ý các yêu cầu khi nhắn tin xin việc vào bất cứ công ty, tổ chức nào, cụ thể như sau:

+ Hạn chế gửi quá nhiều tin nhắn xin việc. Các hành vi như vậy rất dễ gây phản cảm đến các doanh nghiệp. Thông qua hành động như vậy, các ứng viên dễ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc spam tin nhắn cũng rất dễ khiến thông tin cá nhân bị lộ.

+ Không sử dụng các ngôn ngữ cá nhân, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ địa phương không các tin nhắn xin việc. Việc sử dụng các ngôn ngữ trên làm cho tin nhắn trở nên thiếu trang trọng, nghiêm túc. Mà ở đây, nội dung các tin nhắn chính là cần sự nghiêm túc.

+ Định dạng văn bản đối với các nội dung trong tin nhắn. Font chữ, kích thước chữ, … Ngoài ra, một điều cần lưu ý chính là chính tả. Phải chắc rằng không thiếu hoặc thừa chữ trong nội dung trình bày. Cẩn thận về chính tả không đơn giản là về viết đúng chính tả mà còn là dấu câu. Sai một lỗi có thể làm sai nghĩa toàn văn bản.

+ Kiểm tra lại toàn bộ các nội dung chuẩn bị gửi. Đây là bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất. Việc kiểm tra lần cuối cùng để chắc không có sai sót nào. Một sai sót cũng có thể trở nên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đối với ứng viên chính là một bất lợi.

Lưu ý khi nhắn tin xin việc

5. Cách mở lời xin việc qua tin nhắn ấn tượng

Lời nói ban đầu hay câu mở lời sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng. Nếu như bạn có cho mình sự mở lời đảm bảo các yếu tố ngắn gón, xúc tích, tập trung vào vấn đề hay thể hiện sự nhiệt tình, chân thành thì đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tích cực, để ý bạn ngay từ vòng đầu tiên của quá trình xin việc.

Ngoài một vài cách nhắn tin truyền thống thông thường như viết: “Tôi viết thư này để xin ứng tuyển vị trí…” hoặc “Tôi thấy thông tin về tuyển dụng của công ty và muốn ứng tuyển cho vị trí…”  thì các bạn có thể thử một số cách mở lời xin việc qua tin nhắn ấn tượng như sau:

1. Tôi rất hào hứng khi thấy rằng công ty ....... đang tuyển dụng .....[vị trí]..... Cùng với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ......, tôi tự tin rằng bản thân rất phù hợp với vị trí mà công ty đang tìm kiếm này.

2. Khi tôi thấy được thông tin tuyển dụng .....[vị trí]....., tôi tin rằng bản thân mình chính là ứng viên phù hợp hơn cả cho vị trí này, bởi chỉ riêng tháng trước, tôi đã tăng gấp đôi doanh số của ...... và tạo ra một chiến dịch quảng cáo vô cùng thành công mang về doanh thu hơn ...... cho công ty. Cùng với kinh nghiệm chuyên môn và những thành tựu nhất định của mình, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí .... của công ty.

3. Tôi rất vui khi được biết về cơ hội việc làm này từ một đồng nghiệp cũ từng làm cho công ty anh/chị. Tôi và ...[đồng nghiệp cũ]... đã cùng làm việc với nhau trong nhiều năm, gần đây nhất là một dự án tại công ty… Cô ấy/Anh ấy nghĩ rằng tôi sẽ phù hợp với vị trí này, nên tôi xin ứng tuyển .....[vị trí]..... của công ty của anh/chị.

6. Cách nói chuyện xin việc qua điện thoại

Ngoài việc nhắn tin xin việc thì trong nhiều trường hợp ứng viên cũng có thể gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng. Cách này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn cho cả hai phía, không mất thời gian quá lâu để nhận được phản hồi theo cách xin ứng tuyển bằng tin nhắn thông thường.

Để đảm bảo cuộc nói chuyện xin việc qua điện thoại được nghiêm túc và chuyên nghiệp, Hoatieu.vn xin đưa ra một vài lời khuyên dành cho các bạn dưới đây khi thực hiện cuộc gọi:

1. Không nên nói quá nhiều, tập trung vào vấn đề. Cuộc gọi nên chỉ tập trung đúng duy nhất một mục đích là xin việc, không nên nói các thông tin không liên quan, thừa thãi.

2. Luyện giọng trước cuộc gọi, bởi đây được coi như là một cuộc phỏng vấn nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, các bạn nên duy trì cho mình một giọng nói tốt trước khi thực hiện cuộc gọi.

3. Gọi vào thời điểm phỏng vấn phù hợp, thời gian gọi cho nhà tuyển dụng nên là vào giờ hành chính các ngày trong tuần, không nên gọi vào thời gian nghỉ trưa hay thời gian đã tan làm.

4. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn ít nhất trước 2 ngày. Một cuộc phỏng vấn xin việc qua điện thoại sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn là nhắn tin, do đó các bạn cũng cần chuẩn bị kỹ lương hơn để có thể truyền tải đầy đủ thông tin mà phía nhà tuyển dụng cần biết.

5. Tạo không khí nghiêm túc, tránh các câu nói xã giao thông thường. Ứng viên nên chào hỏi, kính thưa rõ ràng với người tuyển dụng. Thái độ lịch sự là một điểm cộng rất lớn đối với ứng viên.

6. Không nên thực hiện quá nhiều cuộc gọi trong một ngày, nếu như phía nhà tuyển dụng chưa nhấc máy khi bạn gọi thì bạn cũng không nên gọi lại liên tục ngay mà hãy kiên nhẫn chờ đợi, kiểm tra lại kỹ thông tin và gọi lại vào một thời điểm khác thích hợp.

7. Hỏi rõ các thông tin mà bản thân thắc mắc. Trước khi cuộc gọi kết thúc, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ được toàn bộ thông tin mà nhà tuyển dụng cần cũng như những thông tin mà bạn chưa rõ trước đó trong hồ sơ của họ.

Trên đây là Cách nhắn tin xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng 2024 hay nhất. Hoatieu cũng chia sẻ kèm mẫu email ứng tuyển công việc cụ thể để các bạn tham khảo. Mời các bạn cùng xem thêm các bài viết khác trong mục Biểu mẫu: Việc làm - Nhân sự nhé.

Đánh giá bài viết
4 17.677
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi