Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Tải về

Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Các trường hợp nào được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân? Các trường hợp nào không ủy quyền quyết toán thuế? Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế giải quyết ra sao được rất nhiều bạn quan tâm. Mời các bạn cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết sau.

Thủ tục và điều kiện hoàn thuế TNCN 2017

Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân có nguồn 2 thu nhập

15 vấn đề cần lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng

Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN không?

Nhiều cá nhân có thu nhập vì những lý do khách quan nên không tự mình trực tiếp đến cơ quan thuế để kê khai thực hiện quyết toán thuế được. Vậy cá nhân này có được ủy quyền nhờ người khác quyết toán thay không? Pháp luật quy định như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế, tức là công ty, doanh nghiệp nơi cá nhân đó làm việc sẽ chịu trách nhiệm quyết toán thuế TNCN thay cho nhân viên của mình.

Cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm)
  • Tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được uỷ quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay đối với cả phần thu nhập tổ chức cũ chi trả. Trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con, Trụ sở chính và chi nhánh thì cũng áp dụng nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế như đối với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập đó. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

Trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

  • Cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên từ 02 nơi làm việc trở lên;
  • Cá nhân đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân);
  • Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% thì không được ủy quyền quyết toán thuế;
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế thì không được ủy quyền quyết toán thuế;
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời vừa có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế; vừa có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi cho thuê thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế.
Đánh giá bài viết
1 429
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm