Biểu 8/BCH: Tình hình sức khỏe trẻ em

Mẫu báo cáo tình hình sức khỏe trẻ em

Mẫu báo cáo tình hình sức khỏe trẻ em là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình sức khỏe trẻ em. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin của trẻ, cơ sở khám... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo tình hình sức khỏe trẻ em như sau:

Biểu 8/BCH:

TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TRẺ EM

Báo cáo 3, 6, 9 và 12 tháng

TT

Tên cơ sở

Số trẻ đẻ ra sống

Số trẻ sơ sinh được cân

Tử vong thai nhi và trẻ em

Số trẻ sinh ra từ bà mẹ có HIV (+)

Số trẻ sinh ra từ mẹ HIV (+) được làm XN PCR lần 1

Tổng số

Trđ: Nữ

Số đẻ non

Số bị ngạt

Tổng số

Trđ: Số <2500 gram

Tử vong thai nhi ≥ 22 tuần đến khi đẻ

Số tử vong SS <7 ngày

Số tử vong SS (<28 ngày)

≤ 2 tháng

Trên 2-18 tháng

Tổng số

Trđ: Số dương tính

Tổng số

Trđ: Số dương tính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

TỔNG SỐ

I

Tuyến huyện

II

Tuyến xã

Mục đích: Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKTE và thực trạng sức khỏe trẻ em của quận/huyện.

Thời gian báo cáo: 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng (cả năm).

Cách tổng hợp và ghi chép:

Biểu số 8/BCH, gồm: 16 cột để tổng hợp số liệu về tình hình sức khỏe trẻ em của huyện.

Cột 1: Đánh số thứ tự của các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKTE.

Cột 2: Tên cơ sở, ghi tên các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và chăm sóc trẻ em. Đầu tiên ghi tên của các cơ sở y tế tuyến quận huyện như: Bệnh viện huyện; NHS; PKĐK... Sau đó ghi tên từng trạm y tế trong huyện.

Cột 3: Tổng số trẻ đẻ ra sống: Ghi số trẻ đẻ ra sống tại các cơ sở y tế theo các dòng tương ứng cột 2.

Khái niệm số trẻ đẻ sống (hoặc sơ sinh sống): là thai nhi khi được 22 tuần tuổi trở lên, thoát khỏi bụng mẹ có các dấu hiệu của sự sống (khóc, thở, tim đập, có phản xạ bú, mút)... thì coi là trẻ đẻ ra sống.

Cột 4: Ghi số trẻ đẻ ra sống là nữ vào các dòng tương ứng với các cơ sở y tế để tính toán tỷ số giới tính khi sinh.

Cột 5: Ghi số trẻ đẻ non tại các cơ sở y tế. Trẻ đẻ non là trẻ đẻ ra chưa đủ 37 tuần

Cột 6: Ghi số Trẻ đẻ ra bị ngạt, theo bên Sản là trẻ đẻ ra bị ngạt “Trẻ đẻ ra có chỉ số Apgar phút thứ nhất <7” nhưng bên Nhi, số trẻ bị ngạt là khi đẻ ra sống nhưng bị suy hô hấp. Trẻ thở/khóc yếu hoặc ngừng thở/không khóc. Trẻ tím tái (ngạt tím) hoặc trắng bệch (ngạt trắng) toàn thân.

Cột 7: Ghi số trẻ đẻ ra được cân trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh vào các dòng tương ứng với các cơ sở y tế.

Cột 8: Ghi số trẻ đẻ ra được cân có trọng lượng <2500 gram vào các dòng tương ứng với các cơ sở y tế để tính tỷ lệ trẻ đẻ ra nhẹ cân.

Cột 9 đến cột 11: Tử vong thai nhi và tử vong trẻ em. Cột 9 ghi số thai nhi tử vong từ khi được 22 tuần tuổi trở lên đến khi đẻ ra không biểu hiện của sự sống. Cột 10: Ghi tổng số tử vong dưới <7 ngày tuổi. Cột 11: Ghi số tử vong sơ sinh <28 ngày.

Lưu ý: Trong phần tử vong thai nhi và trẻ em, trạm y tế chỉ ghi số tử vong tại trạm và tại nhà, còn các trường hợp chết ở cơ sở nào thì cơ sở đó tổng hợp.

Cột 12: Ghi số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV của từng cơ sở y tế trong huyện.

Cột 13 đến cột 16: Ghi số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm PCR lần 1.

Trong đó cột 13 và cột 14: Ghi số trẻ ≤ 2 tháng tuổi được làm xét nghiệm PCR lần 1, cột 13 ghi tổng số và cột 14: Ghi số được xét nghiệm có kết quả dương tính HIV. Cột 15 và cột 16: Ghi số xét nghiệm PCR cho trẻ trên 2 tháng đến 18 tháng tuổi: Cột 15 ghi tổng số trẻ được xét nghiệm và cột 16 ghi số trẻ được xét nghiệm có kết quả dương tính HIV.

Nguồn số liệu: Báo cáo của trạm y tế và sổ theo dõi lây truyền mẹ con ở trung tâm y tế huyện, báo cáo bệnh viện, phòng khám, NHS huyện.

Mẫu báo cáo tình hình sức khỏe trẻ em

Mẫu báo cáo tình hình sức khỏe trẻ em

Đánh giá bài viết
1 189
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo