Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) 2024 mới nhất

Biên bản họp Hội đồng nhân dân HĐND tỉnh (huyện, xã) dưới đây được sử dụng rộng rãi. Mời các bạn tải mẫu Biên bản họp HĐND tỉnh, huyện, xã về tham khảo.

Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ, là cuộc họp đề ra các quyết định quan trọng của địa phương. Biên bản họp Hồi đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) dùng để ghi chép lại toàn bộ nội dung cuộc họp nên nó đóng vai trò rất quan trọng. Các bạn cùng xem chi tiết mẫu Biên bản họp HĐND tỉnh, huyện, xã Hoatieu chia sẻ dưới đây nhé.

1. Kỳ họp hội đồng nhân dân là gì?

Căn cứ theo Điều 78 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về kỳ họp của hội đồng nhân dân, thì kỳ họp hội đồng nhân dân cụ thể là:

Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.

Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Hội đồng nhân dân họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.

3. Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.

4. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín".

2. Mẫu biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) là gì?

Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) được sử dụng để ghi chép lại toàn bộ nội dung, quá trình diễn ra cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã).

Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) nêu rõ thời gian họp, thành phần dự họp, chủ tọa kỳ họp, đoàn thư ký kỳ họp, các báo cáo tại kỳ họp, thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) và thời gian kết thúc họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã).

3. Mẫu biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã)

Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã)
Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tỉnh (huyện, xã)......................

Khóa ….., Kỳ họp thứ ….
Số: …../…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------

……, ngày ….. tháng …. năm …..

BIÊN BẢN
Họp Hội đồng Nhân dân tỉnh (huyện, xã)

Khóa ….., Kỳ họp thứ ….
(từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …).

1/ Thời gian họp:

Khai mạc: ……. giờ, ngày … tháng … năm ….

Địa điểm: Tại ………………………………………………

Nội dung kỳ họp: …………………………………………

2/ Thành phần dự họp:

Đại biểu Hội đồng Nhân dân có mặt:…….. trên tổng số ……

Đại biểu Quốc hội (nếu có) …………………………………

Tổng số tham dự họp:.....................

3/ Chủ tọa kỳ họp:

……………………………………………………………...

4/ Đoàn thư ký kỳ họp:

……………………………………………………………...

5/ Các báo cáo tại kỳ họp

………………………..……………………………………

6/ Thảo luận tại kỳ họp

…………….………………………………………………

7/ Kết thúc giờ họp

..........................................................................................

T/M ĐOÀN THƯ KÝ
(Ký tên)

CHỦ TỌA KỲ HỌP
T/M. THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
  • Lưu

4. Cách lập biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã)

  • Ghi rõ họ và tên, chức vụ công tác.
  • Ghi rõ họ và tên, chức vụ công tác.
  • Ghi theo thứ tự các báo cáo tại kỳ họp, họ và tên, chức vụ người báo cáo (Trong trường hợp họp nhiều ngày thì ghi rõ từng ngày một).
  • Ghi ý kiến của từng người phát biểu, ý kiến của Chủ tọa kỳ họp.
  • Thông qua dự thảo Nghị quyết, biểu quyết.

Đánh giá bài viết
5 8.837
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi