Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI 2024
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) được triển khai, thực hiện đến các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng. Sau đây là Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, mời các bạn tham khảo.
Nội dung Chỉ thị 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Ban Chấp hành trung ương Đảng Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng. Sau quá trình thực hiện tại các cơ quan, đơn vị thì phải lập báo cáo sơ kết, tổng kết để thống kê lại những kết quả đã đạt được, nhìn nhận lại những điểm yếu, thiếu sót. Từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu cho những năm tiếp theo. Sau đây là Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, sau đây là nội dung chi tiết.
Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17
1. Nội dung Chỉ thị 17-CT/TW
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 06-10-1998 của Bộ Chính trị khoá VIII "Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng" đã đạt nhiều kết quả tích cực. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng được tăng cường; công tác quản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật về hội tiếp tục được hoàn thiện. Các hội quần chúng phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức và hoạt động, từng bước gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đất nước; góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng còn nhiều hạn chế. Công tác theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác quản lý nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội chưa theo kịp sự phát triển của hội quần chúng. Một số hội quần chúng hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả; nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới, chưa thực sự gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; tính tự nguyện, tự quản lý, tự trang trải kinh phí chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ; hoạt động của nhiều hội chưa đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của hội viên.
Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm trên chủ yếu do các cấp uỷ đảng và đảng đoàn ở một số hội chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; vai trò của đảng viên là hội viên chưa được phát huy tốt. Công tác quản lý nhà nước ở một số nơi còn bị buông lỏng; trình độ quản lý của nhiều cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Tính chủ động vươn lên của một số hội chưa cao, còn nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; sự phối hợp hoạt động chưa chặt chẽ.
Để tạo điều kiện cho các hội quần chúng tổ chức và hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng được nguyện vọng ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân, đồng thời để lãnh đạo, quản lý tốt hơn nữa hoạt động của các hội quần chúng trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế; Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hội quần chúng cần thực hiện tốt những nội dung sau :
1- Các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên phải nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng. Hội hoạt động ở cấp nào, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và quản lý của chính quyền cấp đó. Cấp uỷ đảng ở mỗi cấp phải thường xuyên đổi mới, tăng cường lãnh đạo đối với hội thông qua việc định hướng chính trị về tổ chức và hoạt động của hội. Căn cứ Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương, khẩn trương thành lập tổ chức đảng ở những nơi có đủ điều kiện; củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chức đảng đã có trong các hội; đảng viên là hội viên phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, làm nòng cốt trong việc vận động, tập hợp hội viên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội.
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên lãnh đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá đúng tình hình tổ chức và hoạt động của các hội từ Trung ương đến địa phương; phát hiện những kinh nghiệm tốt, những mặt còn yếu kém; đề ra biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các hội. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đảng đoàn các liên hiệp hội và các hội tăng cường chỉ đạo các thành viên và hội viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội.
2- Hội lập ra phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân, theo đúng quy định của pháp luật; không nhất thiết phải tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động của hội theo nguyên tắc chung là : tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí, tuân thủ pháp luật và điều lệ hội. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hội căn cứ vào hoạt động và việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Đảng, Nhà nước giao.
Các hội phải thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình về hội, hoạt động của hội phải thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên; đoàn kết, tập hợp hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức hội, hội viên và cộng đồng. Khắc phục tình trạng hành chính hoá trong tổ chức và hoạt động của các hội hiện nay.
Các hội cần làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam; xây dựng và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân các nước với nhân dân ta. Chú trọng xây dựng và củng cố các hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài và công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
3- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về hội phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hội, tạo điều kiện cho hội thành lập, hoạt động và phát triển đúng quy định của pháp luật. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định hội có tính chất chính trị - xã hội, hội có tính chất chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hội đặc thù, trình Ban Bí thư cho ý kiến trước khi Chính phủ ban hành.
4- Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan chuyên trách quản lý hội để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các hội, đồng thời tạo điều kiện để các hội hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả thiết thực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của hội, kịp thời xử lý vi phạm.
5- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các hội quần chúng nhằm thực hiện tốt công tác vận động quần chúng trong tình hình mới để xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần làm tốt vai trò chủ trì phối hợp giữa các tổ chức thành viên và các hội quần chúng thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6- Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu trình Bộ Chính trị ban hành quy định thành lập tổ chức đảng trong hội quần chúng, trách nhiệm của đảng viên làm nòng cốt trong các hội quần chúng.
7- Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu trình Ban Bí thư xem xét xác định trách nhiệm của các ban đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo dõi, nắm tình hình các hội quần chúng có phạm vi hoạt động trong cả nước.
2. Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW số 2
Căn cứ Công văn ………… ngày 25/7/2017 ngày ………….. của Huyện ủy ........... về việc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI),
Ủy ban nhân dân huyện ………… báo cáo việc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI), như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) được triển khai, thực hiện đến các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng.
Hội quần chúng, các Hội đặc thù thường xuyên bám sát nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch nhằm tuyên truyền đến các hội viên về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, trong quá trình thực hiện luôn đảm bảo đúng theo Điều lệ hội đã được nhà nước quy định. Các chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác Hội đều được thực hiện đúng quy định hiện hành.
Các cá nhân tham gia Hội, đảm nhiệm các chức danh của Hội đều phát huy vai trò trách nhiệm trong công việc, tích cực triển khai các hoạt động của hội, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các hội trên địa bàn.
Trong những năm qua, chất lượng các hội quần chúng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu tham gia sinh hoạt, hội họp cho hội viên, các hoạt động, các phong trào nhân đạo, từ thiện ngày càng thu hút nhiều đoàn, hội viên và nhân dân hưởng ứng và đạt được những kết quả tích cực góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị huyện.
2. Công tác quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành phổ biến, tuyên truyền, triển khai việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị đến hội quần chúng trên địa bàn thông qua nhiều hình thức: Tuyên truyền lồng ghép tại các hội nghị giao ban của hội, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện việc kiểm tra, giám sát hội quần chúng. Tăng cường công tác nắm tình hình, tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn kịp thời các hội quần chúng trong tổ chức đại hội nhiệm kỳ, kiện toàn nhân sự… đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP; Nghị định 33/2012/NĐ-CP; Thông tư số 03/2013/TT-BNV…
Tính đến nay tổng số hội trên địa bàn huyện có 182 hội (Trong đó: Hội có phạm vi hoạt động trong huyện 49 hội; Hội có phạm vi hoạt động trong xã 133 hội).
Công tác quản lý nhà nước về hội tiếp tục được chú trọng, thường xuyên đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn các hội thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội và theo quy định của pháp luật. Động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức hội có thành tích trong công tác nhằm khuyến khích các hội viên tham gia.
3. Hệ thống văn bản pháp luật về Hội đối với công tác Hội
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
- Quyết định 1025/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc xác định các tổ chức Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ủy quyền cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quyết định cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường thị trấn;
- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện cơ chế một của, cơ chế một của liên thông và giao trách nhiệm ban hành quyết định thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Công tác phát triển của tổ chức Hội, Hội viên, hình thức tổ chức và hoạt động
Số lượng hội viên trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, tính đến tháng 6 năm 2017 có 40.349 hội viên. Việc phát triển kết nạp hội viên luôn được các tổ chức Hội thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn theo Điều lệ Hội, việc phát triển về số lượng tổ chức Hội, hội viên luôn luôn được chú trọng, nâng cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên được triển khai thường xuyên, liên tục. Hàng năm, các tổ chức Hội thường xuyên phối hợp với các ban, ngành của huyện cử cán bộ, hội viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của Hội và lợi ích của hội viên.
Để thu hút hội viên tích cực tham gia công tác xây dựng Hội, trong các hoạt động của Hội không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phù hợp với từng cơ sở, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và sự phối hợp của các cơ quan, các tổ chức Hội từng bước được hoàn thiện.
Hoạt động của các cấp hội đa dạng về hình thức và nội dung ở các lĩnh vực (Triển khai các hoạt động từ thiện, nhân đạo; khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền; chăm sóc nạn nhân; công tác Khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập; đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia các hoạt động của Hội; phối hợp chăm lo đến sự nghiệp Giáo dục..)
Nhìn chung, các tổ chức hội trên địa bàn đã thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, đa số những người có tâm huyết đã trở thành hội viên và tham gia các hoạt động thiết thực của hội. Nhiều hội đã làm tốt công tác từ thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách (như: Hội Nạn nhân chất độc dam cam Dioxin trích quỹ để hỗ trợ làm nhà cho gia đình hoặc thân nhân của nạn nhân chất độc da cam Dioxin…), gia đình có công với cách mạng, học sinh nghèo vượt khó … những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện thời gian qua cũng có một phần đóng góp của các hội quần chúng trên địa bàn.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị đã được tổ chức, triển khai thực hiện trên địa bàn toàn huyện, các tổ chức Hội trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả theo đúng Điều lệ Hội, cán bộ lãnh đạo hội kiêm nhiệm, tuổi đã cao nhưng tham gia hoạt động Hội nhiệt tình.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức Hội đã được các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn quan tâm thực hiện; trong quá trình thực hiện, các tổ chức Hội đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và tổ chức Hội trong huyện đã tổ chức nhiều hoạt động với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo hội viên, quần chúng nhân dân tham gia; việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với từng hội viên đã được tổ chức hội quan tâm thực hiện, qua đó góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của huyện.
- Luôn quan tâm tới công tác hoạt động nhân đạo, kêu gọi ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân tham gia, qua đó đã giúp đỡ cho người khuyết tật, người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn… ngày càng thu hút nhiều cơ quan, tổ chức.
- Hoạt động của các tổ chức hội ngày càng ổn định, đúng pháp luật, đi vào chiều sâu, thiết thực, linh hoạt và có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội, công tác vận động đóng góp, xây dựng quỹ được thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật.
2. Những hạn chế
- Một số tổ chức hội hoạt động còn mang tính hình thức; chưa phát huy được vị trí, vai trò trong các hoạt động; hiệu quả một số phong trào, cuộc vận động còn hạn chế, nội dung, phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới; tính tự nguyện, tự trang trải kinh phí, tự chịu trách nhiệm chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ; hoạt động của một số hội còn chưa được thường xuyên, liên tục; điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của một số hội chưa được đảm bảo.
- Công tác báo cáo của Hội cho cơ quan quản lý nhà nước còn hình thức, sơ sài. Cán bộ lãnh đạo tại một số Hội tuy nhiệt tình, có kinh nghiệm, song vẫn còn hạn chế nhiều, như: tuổi cao, không sử dụng được máy vi tính,... phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của Hội.
- Công tác quản lý Hội của một số đơn vị còn hạn chế, chưa đi sâu, đi sát nắm tình hình.
- Sự phối kết hợp giữa các Hội trong công tác quản lý Hội thiếu chặt chẽ, nên hiệu quả quản lý công tác Hội chưa cao.
- Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp. Hội cơ sở không có kinh phí hoạt động hoặc có rất ít, không đủ phục vụ cho công tác hội.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Một số cán bộ Hội cơ sở tuổi cao, sức khỏe có hạn nên trong công tác còn gặp khó khăn, hiệu quả chưa cao, một số hội có số lượng hội viên ít nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hội.
- Tính tự chủ về kinh phí, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn có trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động huy động từ các nguồn, gây quỹ hoạt động một cách phù hợp theo điều lệ cũng như theo quy định của pháp luật.
- Chính quyền cấp xã chưa thường xuyên quan tâm đúng mức đến định hướng hoạt động, tính hiệu quả thấp.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Để thực hiện tốt công tác quản lý và hoạt động của các cấp Hội trong thời gian tới theo Chỉ thị số 17-CT/TW và Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị về Hội quần chúng, công tác Hội cần tập trung vào một số nội dung chính sau:
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012, gắn với việc thực hiện kết luận số 102/KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị khóa XI.
2. Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động đối với các tổ chức hội. Qua đó, phát hiện những điển hình tốt, những mặt còn yếu kém, đề ra biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các Hội.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cấp Hội. Hướng dẫn các tổ chức hội về công nhận Ban vận động thành lập hội, thành lập, tổ chức đại hội nhiệm kỳ, xây dựng điều lệ hội… Tạo điều kiện cho các cấp Hội hoạt động đúng theo Điều lệ của Hội và quy định của pháp luật.
4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức Hội; kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí, các nguồn quỹ của Hội, qua đó kịp thời khắc phục, xử lý các hội hoạt động không hiệu quả, không đúng tôn chỉ mục đích, điều lệ hội, vi phạm pháp luật.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hội cho lãnh đạo hội và công chức phụ trách lĩnh vực Hội ở các cấp; quan tâm đến thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm tại các tổ chức hội.
Trên đây là báo cáo về việc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) gửi Huyện ủy tổng hợp./.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI 2024
593 KB 14/08/2017 3:34:00 CHBáo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mô hình của đoàn thanh niên thực hiện Chỉ thị 05
-
Bài dự thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành 2024 mới nhất
-
Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh bản chính
-
Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư chi bộ 2024 mới nhất
-
Bản cam kết chấp hành nội quy công ty
-
Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy 2024 mới nhất
-
Mẫu giấy mời dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc 2024 mới nhất
-
Mẫu số 01/PLI Nghị định 145 Excel năm 2024 cập nhật mới nhất
-
09 Mẫu công văn thông dụng và cách viết
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu đơn đề nghị cử phóng viên thường trú tại Việt Nam
Mẫu danh sách người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu gói thầu
Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính
Mẫu đơn xin gia nhập hội khuyến học
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến