Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN3
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN3 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN3 là bài thu hoạch về đặc điểm phát triển ngôn ngữ, Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
Bài thu hoạch BDTX module MN3
PHẦN I
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ – thành tựu lớn nhất của con người – là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ.
Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của nhà giáo dục và hoạt động tích cực của từng các nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song trên thực tế để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giáo viên mầm non đã làm gì để cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú, dạy trẻ phát âm chuẩn? Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ giáo viên đã phát huy được tính tích cực, đã tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau của hoạt động ngôn ngữ chưa?…
Từ những lý do trên khiến tôi đi sâu vào “phân tích thực trạng phát triển lời nói của trẻ mầm non hiện nay”
2. Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.1 Một số khái niệm về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học…Vậy bản chất của ngôn ngữ học là gì?
– Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu – người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống, tồn tại và phát triển. Bên ngoài xã hội loài người ngôn ngữ không thể phát sinh. Đối với mỗi cá nhân ngôn ngữ như là một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn, phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cộng đồng. Thiết chế đó là một tập hợp những thói quen như nghe, nói và hiểu được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi mọi người trong mọi người.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn (gọi là tiếng địa phương)…cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không mang tính di truyền, người ta có được ngôn ngữ là do quá trình học tập, tiếp thu từ những người sống xung quanh. Ở trẻ em để có vốn ngôn ngữ nhất định phải trải qua quá trình học tập lâu dài.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi nó không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng riêng của một xã hội nào cho nên khi cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng thì ngôn ngữ vẫn là nó. Mặt khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp, nó ứng xử bình đẳng với mọi người trong xã hội.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của con người.
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, tác động đến nhau, những tư tưởng, trí tuệ của người này được truyền từ người này đến người khác , từ thế hệ này đến thế hệ khác – đó là nhờ ngôn ngữ – một trong những động lực đả bảo sự tồn tại của xa hội loài người.
– Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
Tư duy của con người – sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh – chủ yếu được tiến hành dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Về phương tiện này tư duy là cái được biểu hiện, còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy. Các kết quả của hoạt động tư duy (thuộc lĩnh vực tinh thần) bao giờ cũng được khoác lên mình một cái vỏ vật chất làm cho người khác “thấy được”. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ có thể hình dung như hai mặt tờ giấy đã có mặt này phải có mặt kia.
Tóm lại ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là phương tiện để giao tiếp, là công cụ để tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp cho tư duy của trẻ phát triển và còn là một phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách – đạo đức.
2. 2 Một số quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em.
* Lý thuyết hành vi chủ nghĩa: O. P. Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời cho rằng – ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ.
* Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa Noam Chomxky cho rằng: Trẻ em đóng vai trò chính là nhân tố chính trong sự phát triển nhân ngôn ngữ của mình. Ông coi ngôn ngữ có cơ sở sinh học của nó. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ bên ngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập
Ông còn cho rằng trẻ có kho chứa ngữ pháp toàn cầu, chỉ cần sử dụng đúng lúc là có thể giải mã được tiếng mẹ đẻ của nó.
* Lý thuyết phát triển của ngôn ngữ là nhận thức của Piaget lại cho rằng ngôn ngữ không quan trọng lắm đối với sự phát triển của tư duy, theo ông tư duy phát triển được là nhờ trẻ hành động với các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong tư duy hiện có, luyện tập để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực
Ông cũng cho rằng mọi trẻ em đều trải qua quá trình phát triển như nhau nhưng lại với tốc độ khác nhau, vì vậy giáo viên phải nỗ lực tổ chức hoạt động cho từng trẻ, hoặc nhóm chứ không phải theo cả lớp
* Trong lý thuyết xã hội hoá của mình Vưugotxky lại cho rằng ngôn ngữ như là một nền tảng của tất cả các quá trình tư duy bậc cao như: điều khiển, ghi nhớ có chủ định, phân loại, kế hoạch hoá hoạt động, giải quyết vấn đề, trẻ càng lớn càng thấy á hoạt động dễ dần, ngôn ngữ tự điều chỉnh sẽ chuyển đần vào bên trong thành lời nói thầm.
Trong lý thuyết về vùng phát triển gần Vưugotxky đề cập đến một loại bài tập mà trẻ không thể giải quyết được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bè lớn hơn. Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp trẻ học được ngôn ngữ của bạn lớn, người lớn và biến chúng thành ngôn ngữ cá nhân, lại dùng nó để tổ chức hành động của các nhân theo cách tương tự.
=> Từ những quan điểm trên đã được được giáo dục hiện đại đưa vào chương trình giáo dục của mình và áp dụng một cách linh hoạt trong dạy học, bên cạnh một số điểm hạn chế thì nó cũng có rất nhiều ưu điểm – nó đã đưa đến một cách nhìn mới trong dạy học.
2. 3 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín.
Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.
2. 3. 1 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ.
U. Sinxki đã nhận định “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”(phát triển ngôn ngữ. Nguyên bản tiếng Nga. NXB Matxcơva, tr.3)
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội…Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua tác phẩm văn học… kết hợp với hình ảnh trực quan.
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên.
Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét…Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp sẽ giúp trẻ nảy sinh những suy nghĩ sáng tạo mới. Vì vậy trong trường mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, học tập,..cần điều kiện kích thích trẻ nói.
Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu, rông, rõ rang, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ.
2. 3. 2 Vai trò ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các cháu hiểu, và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể hiện được đầy đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục có điều kiện hiểu con cháu mình hơn, để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm và những hình vi đạo đức trong sáng nhất.
Hàng ngày trẻ còn được ăn ngon, đủ chất thì cơ thể trẻ mới phát triển hoàn thiện, trong khi trẻ ăn thì người lớn cần phải dùng ngôn ngữ động viên, kích thích trẻ ăn được nhiều và ăn ngon hơn.
=> Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục giúp con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên các nhà giáo dục cần phải đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi.
2. 4 Quy luật lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ em.
Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mẹ đẻ là một quá trình phát triển, hoàn thiện một cách có quy luật hệ thống của cơ quan sáng tạo ra ngôn ngữ của một con người.
Quy luật 1: Khả năng tri giác tiếng mẹ đẻ phụ thuộc vào sự rèn luyện vận động các bộ phận của cơ quan ngôn ngữ của trẻ.
Hoạt động nghe và nói là hai mặt của mặt hoạt động ngôn ngữ, nhất là đối với trẻ từ 1- 6 tuổi. Để lĩnh hội được tiếng mẹ đẻ, đứa trẻ phải phát được âm vị, âm tiết, phải tách chúng ra khỏi tổ hợp âm thanh ngôn ngữ. Muốn vậy đứa trẻ phải rèn luyện vận động của các cơ quan phát âm (sau này khi học nói phải rèn luyện cả mắt nhìn, tay viết), phải điều chỉnh giọng nói, cường độ âm thanh, tốc độ nhịp điệu của âm sắc lời nói, các vận động này phải phối hợp với cả phần âm thanh (miệng nói, tai nghe)
Đứa trẻ lĩnh hội lời nói như thế nào? nó nghe lời của người khác, nhắc lại cách phát âm, tìm cách bắt chước. Sau khi đứa trẻ đã học được ở một mức độ nào đó điều khiển các cơ quan của bộ máy phát âm, nó sẽ xuất hiện lời nói bên trong, có nghĩa là khả năng thực hiện các hoạt động phát âm và mô phỏng của các cơ quan ngôn ngữ.
Đứa trẻ lớn lên và lời nói của nó cũng đồng thời phát triển, phát âm đúng các từ quen thuộc là chưa đủ, người lớn phải dạy trẻ phát âm đúng các từ mới và đưa vào lời nói của chúng. Đồng thời dạy trẻ mô phỏng đúng ngữ điệu trong cấu trúc lời nói.
Quy luật 4: Sự lĩnh hội chuẩn mực lời nói phụ thuộc vào sự phát triển cảm giác ngôn ngữ của đứa trẻ.
Khả năng ghi nhớ của con người về cách thức tình huống sử dụng ngôn ngữ: Hoà thanh, âm vị từ, tập hợp từ được gọi là cảm giác ngôn ngữ.
– Vậy phát triển cảm giác ngôn ngữ của trẻ bằng con đường nào? Phải chú ý tạo ra các tình huống (ngữ cảnh) để cho trẻ học nói. Lời nói của trẻ luôn gắn với ngữ cảnh (thậm trí không tách rời khỏi ngữ cảnh được). Dạy lời nói cho trẻ phải trong các ngữ cảnh sống động. Điều này giúp cho trẻ ghi nhớ những kiến thức mới. Khi trẻ biết rồi cô phải tạo ngữ cảnh để cho nó vận dụng.
– Đứa trẻ cần phải hoạt động nhiều, giao tiếp nhiều. Con đường hoạt động ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp tích cực là con đường hiệu quả nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là con đường hiệu quả nhất.
Quy luật 5: Kết quả của việc lĩnh hội lời nói, viết phụ thuộc vào phối hợp phát triển giữa lời nói viết và lời nói miệng.
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai dạng hoạt động ngôn ngữ của con người. nó có những điểm đặc trưng của từng loại, phát triển ngôn từ cho một con người là không thể bỏ qua một mặt nào, cả hai dựa vào nhau, bổ xung cho nhau.
– Lời nói viết được hình thành nếu ta chuyển được (dịch được) lời nói âm thanh thành chữ nghĩa (nói viết). Dạy nói cho trẻ là phải biết huy động đến cơ mắt và cơ tay (nhìn là cầm bút viết) nhưng mắt và tay không thể thực hiện chức năng đọc và viết nếu vẫn thiếu hoạt động các cơ của bộ máy phát âm
– Môi trường ngôn từ được tổ chức ra để dạy lời nói viết sẽ là tối ưu nếu như tài liệu học tập giới thiệu cho trẻ cùng một lúc hình thức âm thanh và chữ viết. Trong giai đoạn đầu của việc học lời nói viết đứa trẻ chuyển những con chữ được biết sang những từ ngữ quen thuộc chúng đã nghe được. Sau này học tập ở trường phổ thông bé không bị hạn chế bởi sự chuyển dịch đơn giản âm thanh sang chữ viết và ngược lại nhưng nó lại thực hiện được điều này theo quy luật của chính tả.
PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO TRẺ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY
1. Mục đích điều tra:
Tiến hành điều tra nhằm đánh giá tình hình chung của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Tôi coi đây là cơ sở thực tiễn của đề tài.
2. Đối tượng điều tra:
– Giáo viên và trẻ ở các lớp mẫu giáo tại hai trường mầm non.
3. Nội dung điều tra:
– Điều tra nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.
– Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong mét sè hoạt động ở trường.
4. Địa điểm điều tra.
– Tại Tuyên Quang.
Trường mầm non Tân Trào – Thị xã Tuyên Quang
Trường mầm non Tân Trào là rường mầm non công lập điển hình của tỉnh. Năm 2014 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang. Trường nằm ở trung tâm thị xã nên địa bàn hoạt động rất thuận lợi. Trường có số lượng cháu đến học đông, khoảng 300 cháu và có nhiều cháu là con em của cán bộ công nhân viên chức. Các cháu đều là những trẻ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Trường có 32 cán bộ, giáo viên, đa số có trình độ từ trung cấp trở lên, cơ sở vật chất khá đầy đủ để thực hiện các hoạt động cho trẻ. Trong nhiều năm là trường tiên tiến.
Dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết:
– Tiếp tục xây dựng môi trường chữ viết phong phú, phù hợp với chủ điểm: Trẻ nhận thức về chữ viết trong môi trường một cách từ từ, dần dần. Cần tạo ra các từ, cụm từ, cấu trúc câu cú ý nghĩa có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. VD: tên của trẻ, tên các đồ vật, tranh ảnh hấp dẫn, lời nhận xét, đánh giá, chúc mừng sinh nhật,…
– Phát triển vốn từ thị giác: Trước khi học đọc, trẻ cần được luyện tập các từ thị giác. Trẻ nhận biết các từ khi nhìn thấy các chữ viết ở xung quanh. Trẻ bắt đầu có hứng thú muốn biết những chữ viết đó nói cái gì, đọc như thế nào. Khi nhận ra các nhãn mác dán ở các đồ vật quen thuộc hoặc các biển hiệu khi đi dạo chơi, ở trẻ đã phát triển vốn từ thị giác. Vốn từ thị giác của trẻ được phát triển vào giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo. Đó là những từ cú ý nghĩa đối với trẻ. Những từ này có thể được viết lên những tấm thẻ. Trẻ có thể sử dụng tấm thẻ đó để sao chép từ. Ví dụ: Tên trẻ, tên đồ vật, tên câu chuyện, bài thơ, bài hát
– Dạy trẻ cầm sách, mở sách, lật trang khi xem sách và bảo quản sách
– Hình thành thái độ yêu thích đối với việc đọc sách tranh truyện:
Chuẩn bị cho việc học đọc không chỉ liên quan đến sự phát triển các kỹ năng mà còn cần đến việc hình thành ở trẻ thái độ yêu thích đối với việc đọc sách tranh truyện. Trẻ bắt đầu hứng thú đến việc đọc sách khi nghe và quan sát người khác đọc sách. Trẻ còn phát triển hứng thú khi hiểu rằng có thể biết nhiều điều hoặc tạo ra cái gì đó từ việc giải mã được các chữ viết
Thiết kế các từ được làm ra từ các nguyên vật liệu khác nhau như: giấy màu, miếng xốp, những hạt lấp lánh, hạt đỗ …
Dán các thẻ từ lên những bức tranh do trẻ vẽ, tạo hình
Cho trẻ bắt chước lại các từ bằng cách dùng các chữ cái có nam châm dính phía sau để ghép thành từ. Viết các động từ chỉ hành động lên những miếng bìa ví dụ như “chạy”, “ngủ”, “ăn”, “chơi” …vv. Khi đưa ra những từ này, yêu cầu trẻ đứng lên và diễn tả từ đó bằng hành động.
Giúp trẻ thu thập các từ mà trẻ thích hoặc những từ cú ý nghĩa đối với riêng trẻ. Cô có thể bảo trẻ mang một chiếc hộp, trang trí nó thành một “ngân hàng từ”. Cô viết những từ trẻ thích lên những miếng bìa kích thước 3cm x 5cm, sau đó yêu cầu trẻ đọc và cất giữ trong hộp “ngân hàng từ”. Trẻ có thể dùng một dây kim loại xâu các tấm bìa vào với nhau. Sau đó trẻ có thể sử dụng các từ này để tạo thành một câu chuyện hoặc để sử dụng cho các hoạt động khác
Tạo hình chữ cái thông qua các giác quan kết hợp với các bộ phận trên cơ thể trẻ.
Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ trong chương trình CSGDMN mới
1. Nghe:
– Các âm thanh, ngữ điệu giọng nói khác nhau
– Độ to nhỏ, nhanh chậm của giọng nói, giọng đọc
– Nghe và làm theo 2 lời chỉ dẫn trở lên
– Nghe hiểu nội dung các câu nói trong giao tiếp
– Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện dân gian, truyện đọc phù hợp với trẻ
– Nghe hiểu thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ phù hợp với trẻ
– Nghe chăm chú không ngắt lời người nói và đáp lại bằng nét mặt cử chỉ
– Nghe truyện và biết liên hệ với bản thân
Khi cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng, giáo viên chưa tạo hết những điều kiện thuận lợi để giúp trẻ sử dụng những giác quan tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng mà chưa khác sâu được biểu tượng bằng cách giúp trẻ biểu đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ. Đây là cơ hội tốt mà giáo viên đã bỏ qua để dạy trẻ phát âm chuẩn, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.
6.5 Việc sử dụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên khi tổ chức hoạt động phát triển lời nói cho trẻ MN
Nội dung phát triển lời nói cho trẻ được tiến hành lồng ghép trong các nội dung của các môn học khác như: Văn học, môi trường xung quanh…cũn ở lứa tuổi mẫu giáo lớn thì có tiết học riêng biệt.
Về ưu điểm: Tôi nhận thấy họ đã thực hiện rất tốt nguyên tắc lấy đồ dùng, đồ chơi mầm non và hoạt động vui chơi làm con đường cơ bản để phát triển lời nói cho trẻ. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học họ đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp trực quan, dùng lời và thực hành trong quá trình hướng dẫn trẻ phát triển lời nói.
Hạn chế: Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếu hướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thường sử dụng mẫu, vật mẫu, kết hợp với diễn tả.
Trẻ chủ yếu là ghi nhớ, nhắc lại mẫu, phương pháp ghi nhớ vẫn mang tính đồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng biện pháp chơi, hay những cách tìm tòi khám phá bằng các giác quan. Nhiều giáo viên vẫn dựa vào tài liệu có sẵn, nhiều khi còn áp đặt vào hiểu biết của trẻ.
Hình thức tổ chức nhiều khi còn đơn giản nghèo nàn, chủ yếu hướng vào tiết học. Giáo viên vẫn chưa tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hành
Hình thức dạy mọi lúc mọi nơi ít được chú ý, biện pháp dạy học được lặp đi lặp lại nên không gây hứng thú cho trẻ. Nhiệm vụ trong bài tập nhiều khi còn đơn giản chưa chú ý nâng cao hiệu quả cho trẻ.
PHẦN III – KẾT LUẬN
Trong quá trình tìm hiểu sơ bộ thực tế về nhận thức và việc chuẩn bị giáo án, kế hoạch và qua dù một số tiết học của giáo viên trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Tôi nhận thấy hoạt động phát triển lời nói cho trẻ ở trường mầm non tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa thực sự đạt hiệu quả vì một số nguyên nhân sau:
– Giáo viên đã nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về nhiệm vụ về nhiệm vụ phát triển lời nói cho trẻ, chưa thấy được vai trò của quan trọng của lời nói trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ như: là mở mang nhận thức, giáo dục tình cảm đạo đức, ngôn ngữ… Chính vì việc nhận thức như vậy nên trong khi thực hiện hoạt động này họ còn có nhiều thiếu sót.
Tóm lại.
Những kết quả nghiên cứu đánh giá một cách khách quan thực trạng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn công tác giáo dục mầm non nói chung và thực tiễn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. Thông qua kết quả nghiên điều tra thực trạng tôi thấy cần thiết phải có những hiểu biết đúng đắn và những biện pháp thích hợp để giáo viên có thể tổ chức hoạt động này một cách có hiệu quả nhất.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN3
266,1 KB 09/05/2020 10:33:00 SATải xuống định dạng .Doc
203,7 KB 09/05/2020 10:56:50 SA
Tham khảo thêm
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH16
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 10
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 09
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 08
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 07 năm 2024 mới nhất
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu kế hoạch chuyên môn THCS năm học 2021-2022
Mẫu thời khóa biểu phụ đạo năm học 2023-2024
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN23
Mẫu báo cáo sau khai giảng năm học mới 2024
Câu hỏi thi chuyên hiệu Đội viên An toàn giao thông 2024
Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến