Bài dự thi Viết về bình đẳng giới 2024
Hoatieu xin chia sẻ các mẫu bài viết về bình đẳng giới hay nhất, mời các bạn cùng xem dưới đây.
Mẫu bài dự thi viết về bình đẳng giới có liện hệ bản thân trong bài viết sau đây của Hoatieu.vn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các bạn tham dự cuộc thi Viết về bình đẳng giới năm 2024 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phát động. Mời các bạn cùng tham khảo mẫu bài viết về bình đẳng giới Hoatieu.vn đã dày công sưu tầm.
Những bài viết hay về bình đẳng giới 2024
- 1. Bài viết về bình đẳng giới trong xã hội hiện nay
- 2. Liên hệ bản thân về bình đẳng giới
- 3. Mẫu bài viết về bình đẳng giới hay
- 4. Bài viết về bình đẳng giới ngắn gọn
- 5. Mẫu bài dự thi Viết về bình đẳng giới
- 6. Bài viết về bình đẳng giới trong công việc
- 7. Bài dự thi Viết về bình đẳng giới đạt giải cao
- 8. Câu nói hay về bình đẳng giới
1. Bài viết về bình đẳng giới trong xã hội hiện nay
Bình đẳng giới hiện nay không chỉ giới hạn trong suy nghĩ đòi quyền lợi cho phụ nữ nữa, mà cần được hiểu sâu rộng hơn với phạm vi lớn hơn: Là bình đẳng giới với người đồng tính, song tính, vô tính, chuyển giới. Bên cạnh đó, vấn đề giải phóng nam giới cũng được quan tâm, phải bỏ đi quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc. Bài viết dưới đây sẽ nêu đầy đủ các vấn đề đó, mời các bạn tham khảo.
Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay
Khi nêu Bình đẳng giới chúng ta đều quen thuộc với khái niệm “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng” (Theo Khoản 3, Điều 5, Luật bình đẳng giới). Ngày nay khái niệm ấy cần được hiểu đầy đủ hơn. Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Đặc biệt bình đẳng giới tại nơi làm việc là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ".
Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ có kinh tế, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con và cả gia đình, tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “ công, dung, ngôn, hạnh” thời nay.
Người phụ nữ muốn thực sự làm chủ được bản thân, gia đình và xã hội cần vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, có thu nhập, có cuộc sống tinh thần phong phú và một phong cách sống độc lập của riêng mình. Người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả. Ngược lại, vị thế xã hội cũng giúp cho người phụ nữ có uy tín và điều kiện nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thực tế đã chứng minh, có nhiều phụ nữ xuất sắc trên con đường sự nghiệp, cống hiến cho Tổ quốc, cho nền văn minh nhân loại, nổi tiếng trên trường quốc tế. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nữ nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Na Uy, Tổng thống Chile, Tổng thống Croatia, Thủ tướng Ba Lan, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh, …….
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy. Quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị đánh giá là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính” .
Bình đẳng giới cũng không chỉ đơn thuần nói về bình quyền giữa đàn ông và đàn bà mà còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả mọi người trong đó có cả những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Bình đẳng giới cho phép họ được công khai và sống thực với giới tính của mình mà không hề bị phân biệt, kỳ thị, được bình đẳng mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; được hỗ trợ và tạo điều kiện để phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới không phải là bệnh hoạn mà chỉ là họ có xu hướng giới tính khác với số đông những người còn lại. Họ cũng cảm thấy rất khó khăn, khổ sở để thích nghi và tồn tại trong xã hội này, vì thế, chúng ta không được phân biệt, kỳ thị, hãy tạo điều kiện công bằng cho họ trong môi trường làm việc. Thế giới cũng phải công nhận và nể phục nhiều tỷ phú đồng tính như David Geffen - Tỷ phú truyền thông , Timothy Donald Cook - CEO của hãng công nghệ Apple, Chris Hughes - người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, …
Giới tính nam, giới tính nữ, đồng tính, song tính, vô tính đều không quan trọng, không ai có lỗi, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống.
2. Liên hệ bản thân về bình đẳng giới
Những năm qua tôi đã tham gia vào rất nhiều cuộc trò chuyện về phụ nữ, với phụ nữ. Đây là các cuộc trò chuyện của những tổ chức - cơ quan bảo vệ phụ nữ cũng như hoạt động liên quan đến bình đẳng giới. Tại đó, tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt của phụ nữ, em nhỏ bị bạo hành và lắng nghe các tâm sự, chia sẻ mà chắc chắn là bất cứ ai trong chúng ta nếu nghe được đều phẫn nộ về hành vi bạo lực của những người chồng, người bố liên quan.
Những số liệu điều tra cho thấy các hành vi bạo lực gia đình nói riêng, vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới nói chung có một tỷ lệ đáng kể trong xã hội. Đơn cử kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (26%) từng bị chồng bạo hành thể xác. Thực tế này cho thấy chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trong gia đình.
Nhưng có một vấn đề nhìn từ phía chị em mà tôi ít thấy mọi người đề cập đến. Đó là mọi phụ nữ đều cần được nhận sự tôn trọng không chỉ từ nam giới mà cả ở chính phụ nữ với nhau. Đó là để thực hiện bình đẳng giới thì trước hết chị em phải hiểu đúng, đây không phải là "trọng nam" hơn hay "trọng nữ" hơn mà là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Trong gia đình, bình đẳng giới không phải là đàn ông xuống bếp và phụ nữ từ bỏ bếp núc, mà cùng nhau san sẻ việc nhà. Chúng ta ghi nhận những công việc không được trả lương một cách bình đẳng thay vì những cái bĩu môi, phán xét của chính phụ nữ với những người đàn ông lui về hậu phương, nội trợ. Đừng đo đếm nữ quyền bằng việc phụ nữ phải kiếm ra nhiều tiền mới là người nắm quyền làm chủ. Mọi sự "vùng lên" bằng việc đạp người khác xuống đều là bất bình đẳng.
Tôi vẫn luôn nghĩ về hai chữ "Tôn trọng". Là chúng ta, những phụ nữ Việt, học cách tôn trọng bình đẳng cả ở hai giới, thậm chí, cả với những người trong cộng đồng LGBT+ (cộng đồng những người có xu hướng tính dục khác biệt). Dù là ai cũng có quyền được bình đẳng và được tôn trọng.
Tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ đã và đang nghĩ sai về bình đẳng giới, cho rằng "kẻ thù" của phụ nữ là nam giới nên mới có những phong trào "vùng lên", những thông điệp từ bỏ bếp núc hay kể cả những câu chua xót: Chỉ phụ nữ mới mang hạnh phúc đến cho nhau.
Có những chị em vạch lằn ranh giới tính và nghĩ rằng đó là bình đẳng giới. Thậm chí, xúc phạm chính những phụ nữ chọn chồng con, bếp núc là thứ phụ nữ xó bếp, yếu thế; gọi đàn ông với những câu ngoa ngoắt; lan truyền những câu chuyện vợ đánh chồng vì chồng nhậu xỉn như một chiến công bình quyền. Bình đẳng giới không phải và không thể giành được bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự tôn trọng. Bao gồm tôn trọng quyền con người, tôn trọng pháp luật.
Phụ nữ là phái đẹp. Cái đẹp của phụ nữ nào đâu chỉ là câu chuyện nhan sắc. Mà còn là cách hành xử và càng không phải đối trọng của nó là phái xấu, đàn ông. Có bình đẳng nào mà ở đó có người được quyền hơn người khác? Có bình đẳng nào được thiết lập trên nền tảng kéo bên kia xuống, vùng lên đạp đổ đối phương để bình đẳng kia chứ? Bình đẳng xin được bắt đầu bằng tôn trọng. Để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ mình tốt đẹp hơn người khác.
3. Mẫu bài viết về bình đẳng giới hay
"Trọng nam khinh nữ" là một tư tưởng lạc hậu rất cần phải xóa bỏ. Đó là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính mà ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, và không được coi trọng. Ngày nay, tư tưởng đó đã trở thành lỗi thời và được đổi khác bằng tư tưởng bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là một khái niệm ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…
Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau trong những hoạt động giải trí của mái ấm gia đình, có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm một cách công minh như : Quyền quyết định hành động số con, khoảng cách sinh, việc chăm nom và nuôi dạy con cháu … Thậm chí người phụ nữ có quyền đi làm và độc lập riêng về kinh tế tài chính. Những việc làm đó dựa trên cơ sở san sẻ, giúp sức lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự chăm sóc, san sẻ, giúp sức lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự tăng trưởng của mái ấm gia đình được không thay đổi và bền vững và kiên cố .
Thực hiện bình đẳng giới trong xã hội là người phụ nữ có quyền tham gia vào những việc làm của xã hội như đàn ông : Đó là hoàn toàn có thể đảm nhiệm những chức vụ cao, có quyền tham gia chính trị …. Được xã hội công nhận về năng lượng và vị trí của bản thân. Có những người phụ nữ rất giỏi, họ tham gia chính trị, đối ngoại còn hoàn toàn có thể giỏi hơn cả đàn ông. Ví như : Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh từng là giảng viên ĐH Paris III, thông thuộc tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao điển hình nổi bật và đậm chất ngầu nhất của Nước Ta thời Đổi mới. Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối can đảm và mạnh mẽ trước 1 số ít cáo buộc về yếu tố nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên quốc tế đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào hoàn toàn có thể đại diện thay mặt cho Nước Ta một cách ý tứ và nhã nhặn được như bà Tôn Nữ Thị Ninh. Khi trò chuyện, ánh mắt bà luôn nhìn thẳng đầy tự tin. Đó là ánh mắt tinh nhanh nhưng ấm cúng. Khuôn mặt, cử chỉ, phong thái, giọng nói bà tỏa ra một nguồn năng lượng mê hoặc người đối lập. Điều đó khiến bà luôn tự tin và làm chủ, kể cả trong những cuộc đàm phán trước hàng trăm chính trị gia quốc tế .
Đây là một tư tưởng trọn vẹn văn minh và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lỗi thời trọng nam khinh nữ lâu nay. Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình giúp con cháu mỗi mái ấm gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm nom chu đáo hơn cả từ cha lẫn mẹ, học tập tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự chăm sóc, giáo dục của mái ấm gia đình so với con cái là thiên nhiên và môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào hội đồng và xã hội, thích ứng với yên cầu về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cháu tránh những tệ nạn xã hội phát sinh. Đồng thời bên cạnh đó người phụ nữa hoàn toàn có thể làm chủ đời sống của mình nhờ đó mà hoàn toàn có thể nâng cao vai trò cũng như sự góp phần của phái đẹp trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội, chăm nom mái ấm gia đình. Góp phần làm cho quốc gia tăng trưởng, xã hội văn minh .
Nhưng tư tưởng đổi mới này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Vẫn có những nơi còn giữ những tư tưởng lạc hậu đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ, họ bị cấm cản về nhiều phương diện. Có những gia đình vẫn giữ tư tưởng thích con trai mà không thích con gái. Chính vị vậy mới có những câu chuyện: những bé gái khi mới lọt lòng đã bị chính những người ruột thịt thân yêu ghẻ lạnh. Các em bị đối xử bất công, không được đi học, không được quyền tham gia các công việc như những bạn nam cùng trang lứa. Nhưng đó chỉ là số ít bởi ở những nơi vẫn còn xuất hiện tư tưởng đó bởi dân trí nơi đó vẫn thấp, họ chưa chịu tiếp thu và thay đổi tư tưởng mới.
Vì vậy, để triển khai bình đẳng giới trong mái ấm gia đình lúc bấy giờ, cần tăng cường công tác làm việc tuyên truyền, giáo dục những yếu tố giới, bình đẳng giới trong mái ấm gia đình, xã hội đã được lao lý trong những chủ trương, chủ trương của Đảng, pháp lý của Nhà nước. Xem việc thực thi bình đẳng giới là một việc làm vĩnh viễn và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về yếu tố bình đẳng giới trong mái ấm gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lượng của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kỹ năng và kiến thức để khẳng định chắc chắn vai trò và vị trí của mình trong mái ấm gia đình và ngoài xã hội .
Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi mái ấm gia đình và toàn xã hội ; là cơ sở quan trọng để kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình “ no ấm, bình đẳng, văn minh và niềm hạnh phúc ”, một xã hội văn minh và niềm hạnh phúc .
4. Bài viết về bình đẳng giới ngắn gọn
Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.
Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt. Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa. Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.
Bình đẳng giới mang lại cho xã hội những ý nghĩa rất lớn. Đầu tiên phải kể đến là tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay đã bị xóa bỏ. Ngày nay rất nhiều bậc cha mẹ tư tưởng hiện đại đã không còn mang tư tưởng bắt buộc phải có con trai nữa. Có nhiều gia đình vẫn rất hạnh phúc khi có con gái, mong có con gái hoặc thậm chí là không sinh con. Tư tưởng sinh con nối dõi đã dần bị đẩy lùi bởi nó mang tác động tiêu cực. Bình đẳng giới đã mang lại một cái nhìn mới, góp phần nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời trong việc chăm sóc gia đình. Giỏi việc nước, đảm việc nhà chính là tiêu chí của một người phụ nữ hiện đại. Và từ đó, nhờ có bình đẳng giới mà đất nước phát triển và xã hội văn minh hơn. Ngày nay có bao nhiêu phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị… thậm chí là đảm đương những vai trò, trọng trách quan trọng hơn nam giới trong những vị trí mà trước kia chỉ có nam giới đảm nhiệm.
Tuy nhiên bình đẳng giới cũng có một số mặt trái cần phải sửa đổi. Có nhiều gia đình tan vỡ nguyên nhân vì người làm vợ, làm mẹ không hoàn thành trách nhiệm trong gia đình mà quá chú tâm vào công việc, hoặc lạm dụng đặc thù công việc để đẩy trách nhiệm sang cho người chồng, gây mất hạnh phúc gia đình. Bình đẳng giới góp một phần quan trọng cho sự xuất hiện một hiện tượng đó là mất cân bằng giới tính khi ngày càng nhiều số lượng bà mẹ đơn thân vì họ nghĩ rằng bản thân mình có thể đảm đương tất cả các công việc trong và ngoài gia đình. Và hiện tại, tuy bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi thế nhưng vẫn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng như mua bán phụ nữ trái phép, nam giới lợi dụng bình đẳng giới để bóc lột sức lao động của nữ giới. Tất cả những mặt trái trên đều phải được giải quyết triệt để thì bình đẳng giới mới phát huy được hết vai trò của mình.
Bình đẳng giới là một quan điểm cực kì tiến bộ, là điều cần thiết trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mỗi cá nhân nói chung và toàn xã hội nói riêng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng giới. Để làm được việc đó trước hết ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn về nó, sau đó lên tiếng ủng hộ và thực hiện những biện pháp tuyên truyền giáo dục để phổ biến hơn nữa bình đẳng giới trong nhân dân. Hãy là một công dân công bằng và đi theo những điều tích cực của bình đẳng giới để xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh.
5. Mẫu bài dự thi Viết về bình đẳng giới
Hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mọi người không phân biệt một tầng lớp, giai cấp nào. Có thể nói, trong số đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về thực hiện bình đẳng giới mà chúng ta cần phải học hỏi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác Hồ:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
Vâng, trong những “kiếp người” chung của cả dân tộc, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ. Mà điều Bác quan tâm nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, vì sao Bác lại khẳng định như vậy?
Hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất: Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng. Cái quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ấy đã khiến chị em suy nghĩ thật xót xa:
“ Thân em như cái chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió cho chàng chùi chân”
Do vậy, họ là nạn nhân của chế độ “đa thê”:
“Trai thì năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng”
Chế độ đa thê ấy làm cho người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh thật éo le. Vì vậy mà Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phải cất lên tiếng chửi: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Những hiện tượng trên làm nhức nhối mỗi chúng ta. Mặt khác, người phụ nữ phải làm việc nhiều nhất là các công việc nội trợ, việc gia đình dẫn đến sự thiếu thốn về thời gian, suy giảm thể lực. Lúc này có sự mâu thuẫn giữa hai chức năng: chức năng lao động xã hội với tư cách là một công dân bình đẳng với nam giới; chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội với tư cách là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình nhưng vẫn chưa được bình đẳng với nam giới.
Quyền bình đẳng thật sự của người phụ nữ theo Bác là người đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong cả lĩnh vực gia đình, gia tộc; không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: quyền bầu cử và ứng cử, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, được tự do trong hôn nhân, được tham gia vào các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Đảng...
Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều lần Người phê phán những thái độ đối xử không tốt đối với phụ nữ như coi thường không tin tưởng chị em, tệ đánh vợ...Mỗi hội nghị, nếu có đại biểu nữ, Bác thường mời lên đầu, ân cần hỏi han đến chuyện gia đình con cái, đến cuộc sống và những khó khăn riêng của chị em.
Cần phải nói rằng không phải ai cũng có được một cái nhìn tiến bộ về phụ nữ như Bác. Suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những lời khen ngợi động viên, những đánh giá cao của người luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để phụ nữ nước ta hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Bác ca ngợi phụ nữ chúng ta:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Đánh đông dẹp bắc làm gương để đời”.
Chúng ta thật xúc động khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định - một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: "ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG".
Thái độ đối xử bình đẳng với phụ nữ của Bác không phải là cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò và năng lực của người phụ nữ, động viên khơi dậy những năng lực tiềm tàng ở họ để làm tròn những trách nhiệm được giao.
Không những Bác quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam mà Bác còn quan tâm đến cả phụ nữ quốc tế. Khi đến thăm tượng Thần Tự Do ở Mỹ, trong khi rất nhiều chính khách viết những lời ca ngợi Thần với những ngôn từ đẹp nhất thì Bác, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc đã ghi một câu đại ý: Thần Tự Do toả ánh sáng khắp nơi nhưng dưới chân Thần vẫn còn những người phụ nữ bị đánh đập. Bao giờ người phụ nữ nhất là người phụ nữ da đen mới được tự do, bình đẳng? Tấm lòng của Bác mênh mông sâu thẳm biết bao!
Mỗi giới đều có vai trò riêng của mình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt, Bác cũng chỉ rõ: Giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất chứ không phải là việc: Hôm nay anh nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; Cần có nhiều chủ trương chính sách, sử dụng biện pháp tổng hợp toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội để giải quyết vấn đề phụ nữ. Đặc biệt bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.
Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác về vấn đề bình đẳng giới, đất nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy vai trò thế mạnh của phụ nữ. Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khoá X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35 đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ...”
Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Bác có ý nghĩa hết sức lớn lao: tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người.
Bản thân không ngừng học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Luôn quan tâm chia sẽ với cán bộ nữ trong cơ quan cũng như mẹ, chị và em trong gia đình, góp phần xây dựng nước ta giàu mạnh, bình đẳng, tự do, tạo điều kiện đưa phụ nữ Việt Nam trở thành một trong những phụ nữ thành đạt và có bản lĩnh trên thế giới.
6. Bài viết về bình đẳng giới trong công việc
Khi nói đến bình đẳng giới ở nơi làm việc, có nhiều người cho rằng đó là một phong trào nữ quyền nhằm nâng cao phụ nữ và hạ thấp đàn ông, hoặc là phong trào đưa phụ nữ vào thay thế đàn ông ở các vị trí kinh tế và xã hội quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến đổi trong mối quan hệ giữa nam và nữ, phong trào bình đẳng giới là một hiện tượng lịch sử mang tính trí tuệ, chính trị, xã hội và kinh tế tất yếu phải xảy ra.
Bình đẳng giới ở nơi làm việc không có nghĩa là tỉ lệ nam nữ trong công ty phải cân bằng, mà có nghĩa là mọi người đều được tiếp cận các cơ hội và nguồn lực giống nhau, cũng như được nhận thù lao như nhau cho những công việc tương đương, không phân biệt giới tính. Bình đẳng giới là bãi bỏ những rào cản để phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong lực lượng lao động; là không phân biệt giới tính trong bất cứ ngành nghề nào, bao gồm các vị trí lãnh đạo; là loại bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, nhất là trong các vấn đề liên quan đến gia đình và trách nhiệm chăm sóc gia đình. Ở Việt Nam, cùng với nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu trong bình đẳng giới, đặc biệt là trong giáo dục, y tế, hay như về tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê năm 2017, phụ nữ trong vai trò lãnh đạo ở Việt Nam chiếm 28% - khá cao so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 19%, thậm chí so với các nước OECD. Số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ở Việt Nam cũng khá cao – đạt tới 72% tổng số phụ nữ cả nước, và chiếm 48,1% tổng số lực lượng lao động ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng cách của tổng thu nhập bình quân giữa phụ nữ và đàn ông trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là 11,24%, tức là đàn ông nhận được 1000 đồng thì phụ nữ chỉ nhận được 887,6 đồng. Phụ nữ vẫn bị coi là phái yếu và kém khả năng hơn đàn ông khi có tuổi, đồng thời vẫn phải đảm nhiệm vai trò chăm sóc gia đình và nội trợ.
Thế giới đang thay đổi và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Trong một nghiên cứu của McKinsey, các công ty đa dạng về giới có khả năng hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ 15%. Trong một báo cáo chung của Intel và Dalberg, những công ty công nghệ với ít nhất một nhà lãnh đạo nữ có giá trị doanh nghiệp cao hơn 13% -16% so với các công ty có bộ máy lãnh đạo toàn nam giới. Các nghiên cứu, khảo sát của Goldman Sachs, Morgan Stanley, và World Economic Forum đều có những kết luận tương tự.
Những con số trên đã chứng minh rằng việc cải thiện bình đẳng giới ở nơi làm việc đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, năng suất, và sự hài lòng trong công việc của người lao động (theo nghiên cứu của WGEA, Australia).
Nhiều công ty trên thế giới đã thành công trong việc đưa phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào phát triển bình đẳng giới ở nơi làm việc thông qua các hình thức như (1) thay đổi cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động, (2) tạo thu nhập bình đẳng giữa nam và nữ; (3) tạo điều kiện làm việc linh hoạt và hỗ trợ chăm sóc gia đình cho cả nam và nữ; (4) tư vấn cho cán bộ nhân viên về bình đẳng giới; (5) tạo điều kiện thăng tiến bình đẳng cho cả nam và nữ, và (6) xóa bỏ phân biệt đối xử liên quan đến giới tính. Đồng thời, các nhà lập pháp cũng cần cân nhắc phá bỏ các rào cản để phụ nữ có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm, bởi vì những công việc nguy hiểm hoặc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ thì cũng có những ảnh hưởng tương tự tới đàn ông; hơn nữa, đàn ông cũng nên được hưởng các chế độ nghỉ chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ để chia sẻ trách nhiệm gia đình.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ thông tin số, phụ nữ có thể trực tiếp lựa chọn làm việc cho những công ty đối xử tốt với họ, sử dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng tới các phụ nữ khác mua hàng từ các công ty có những giá trị tương đồng với họ, và đầu tư vào những công ty có hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt là phụ nữ. Sức ảnh hưởng của phụ nữ đến các doanh nghiệp đang ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, và đang trở thành một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất có thể phá vỡ hay tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Phát triển quyền năng kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới ở nơi làm việc sẽ giúp duy trì sự phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhanh hơn chúng ta nghĩ.
7. Bài dự thi Viết về bình đẳng giới đạt giải cao
Dưới đây là mẫu Bài dự thi Viết về bình đẳng giới đạt giải cao các năm mà HoaTieu sưu tầm được để gửi tới bạn đọc. Tuy nhiên do nội dung khá dài nên mời các bạn tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.
Bài viết "Bình đẳng giới: Còn nhiều nhận thức sai lầm”
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực gia đình (BLGĐ) là do bất bình đẳng giới gây nên. Theo đó, thủ phạm gây nên BLGĐ thường là nam giới và nạn nhân chủ yếu là nữ giới.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực gia đình (BLGĐ) là do bất bình đẳng giới gây nên. Theo đó, thủ phạm gây nên BLGĐ thường là nam giới và nạn nhân chủ yếu là nữ giới. Tuy nhiên, có không ít nạn nhân nữ giới bị bạo lực lại biến thành thủ phạm gây ra bạo lực trở lại với mức độ khủng khiếp hơn.
Khi nạn nhân biến thành… thủ phạm
Thời gian gần đây những thảm án gia đình mà thủ phạm là phụ nữ ra tay sát hại chồng xảy ra không ít. Khi đưa ra xét xử, trước tòa, lời khai của những thủ phạm này lại cho thấy một thực tế đau lòng. Đó là trước khi trở thành thủ phạm “máu lạnh”, họ từng là những nạn nhân bị chồng bạo lực trong một thời gian dài. Ba trường hợp dưới đây là điển hình trong số đó.
Ngày 13/3/2018, TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử vụ án hình sự bị cáo Hoàng Thị H (SN 1971, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) với tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. H giết chồng vào một ngày đầu tháng 11/2017. Hôm đó, chồng của H uống rượu say về chửi bới và tìm hung khí để đánh đập vợ như mọi lần. Sau lời chồng dọa sẽ giết mình trong đêm nay, H đã hoảng loạn xô ngã chồng rồi dùng cán dao đập liên tiếp vào đầu cho đến khi anh ta bất động. Hậu quả, chồng H bị chấn thương sọ não và tử vong. Thời điểm giết chồng, H đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Trước Tòa, H khai hành động giết chồng xuất phát từ sự dồn nén trong một thời gian dài bị chồng đánh đập triền miên. Trong phòng xét xử, nước mắt H tuôn rơi theo những hồi ức về những lần bị chồng bạo hành khiến mọi người không thể cầm lòng. Đó là những lần H hoảng loạn khi bị chồng dội cả can dầu vào người vợ rồi đòi châm lửa đốt, bữa đó, H may mắn vùng chạy thoát thân. Hay lần H bị ốm nằm bệt trên giường không thể dậy nấu ăn nổi, chồng H đi làm về thấy vậy không hỏi thăm còn chửi bới rồi cầm búa lao vào đòi đánh vợ. Thậm chí khi H sinh đứa con thứ hai chưa được bao lâu, chồng H đã châm lửa thiêu rụi ngôi nhà chỉ vì mâu thuẫn nhỏ với vợ.
Dù bị chồng đánh đập, bạo hành triền miên trong một thời gian dài nhưng H không thể ly hôn vì chồng dọa sẽ giết H và người thân của cô. Con lớn thêm một chút, H lại sợ con cái xấu hổ với bạn bè khi bố mẹ ly hôn nên lại cam chịu. H bảo nếu cô không bị chồng đánh đập nhiều và kéo dài như thế thì đã không trở thành thủ phạm giết chồng.
..................
Tải file về máy để xem bản đầy đủ
Bài viết "Bình đẳng giới phải thực chất"
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, song quan niệm gắn vai trò và giá trị mặc định cho phụ nữ là người chăm sóc gia đình và nam giới là trụ cột kinh tế trong gia đình và xã hội đang tạo ra những “gọng kìm” kìm hãm sự phát triển của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm đối tượng yếu thế và dễ tổn thương.
Không có quyền quyết định việc sinh con
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc triển khai Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam, đặc biệt về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đã có những cải thiện tích cực. Vào năm 2015, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là 80%, tỷ lệ tử vong bà mẹ là 60/100.000 ca. Với những bước tiến này, Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển đã đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 và 5... Tuy nhiên, sự chênh lệch, không đồng đều và bất bình đẳng về sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng vẫn tồn tại ở các nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, di cư…)
Điều 17 Luật Bình đẳng giới quy định, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế cũng như bình đẳng trong lựa chọn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Rõ ràng, phụ nữ và nam giới đều cần được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản như nhau. Nhưng trước đây và kể đến tận bây giờ, nhiều đấng mày râu vẫn cho rằng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là chuyện chỉ dành cho phụ nữ và gắn liền với phụ nữ.
Thực tế, hiện tượng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số - sức khỏe sinh sản ở nước ta còn khá phổ biến. Việc mang thai và sinh đẻ tuy là thiên chức của người phụ nữ nhưng mang thai khi nào và sinh bao nhiêu con lại thường do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định. Hậu quả là đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn lao động, ảnh hưởng các cơ hội học tập, việc làm, chăm sóc y tế của cả hai giới, tăng chi phí không cần thiết như chăm sóc sức khỏe do nạo phá thai nhiều lần, chi phí chữa chạy vết thương do bạo lực về giới, chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục...
..................
Tải file về máy để xem bản đầy đủ
8. Câu nói hay về bình đẳng giới
1. Sứ mệnh của người phụ nữ không phải để cường hóa tinh thần nam tính, mà để thể hiện nữ tính; sứ mệnh của người phụ nữ không phải là duy trì thế giới nam tôn, mà là xây dựng thế giới con người bằng việc đưa yếu tố nữ tính của mình vào mọi hoạt động của nó.
The woman’s mission is not to enhance the masculine spirit, but to express the feminine; hers is not to preserve a man-made world, but to create a human world by the infusion of the feminine element into all of its activities.
- Margaret Thatcher
2. Người theo thuyết nam nữ bình quyền là bất cứ người phụ nữ nào nói lên sự thật về cuộc đời mình.
A feminist is any woman who tells the truth about her life.
- Virginia Woolf
3. Đàn ông và phụ nữ giống như tay phải và tay trái; thật vô lý khi không sử dụng cả hai tay.
Men and women are like right and left hands; it doesn't make sense not to use both.
- Jeannette Rankin
4. Đã từng sức mạnh được coi là một đặc tính của phái mạnh. Thực ra, sức mạnh không có giới tính.
Once, power was considered a masculine attribute. In fact, power has no sex.
Trên đây là mẫu bài viết về bình đẳng giới hay mà HoaTieu.vn sưu tầm được để chia sẻ cho các bạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn có thêm những ý tưởng mới khi triển khai viết bài dự thi của mình.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân gia đình tại mục biểu mẫu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn 2024
-
Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế 2024
-
Câu hỏi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân công giáo có đáp án 2024 mới nhất
-
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài năm 2024
-
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 2024 theo Thông tư 04
-
Tờ khai đăng ký kết hôn 2024
-
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn 2024
-
Kịch bản sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình 2024
-
Đơn xin ly hôn 2024 mới nhất
-
Bản cam kết không đi học muộn, nghỉ học không lí do 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hôn nhân - Gia đình
Tờ khai đăng ký kết hôn 2024
Kịch bản sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình 2024
Thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài
Mẫu giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi
Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ em chết sơ sinh
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài năm 2024
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến