Thông tư 01/2018/TT-BNNPTNT

Thông tư 01/2018/TT-BNNPTNT - Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Ngày 16/01/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 01/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 03/03/2018. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018

THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI ĐƯỢC SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Ging vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban Thưng vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hot động mua bán hàng hóa quc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục ging vật nuôi được sản xuất kinh doanh tại Việt Nam:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Bổ sung mã số HS đối với một số giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tại Phụ lục 18 Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sau đây gọi tắt là Phụ lục 18 Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTTNT), Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

  • Như Điều 4;
  • VP Chính phủ (để b/c);
  • Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
  • Bộ Công thương;
  • Tổng cục Hải quan;
  • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
  • Công báo Chính phủ;
  • Website Chính phủ;
  • Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
  • Lưu: VT, CN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI ĐƯỢC SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Số TT

Loại vật nuôi

Giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

1

Ngựa

1.1

Ngựa nội

Các giống ngựa nội.

1.2

Ngựa ngoại

Các giống: Carbadin, Thoroughbred, Miniature Horse, Arabian Horse.

1.3

Ngựa lai

Các tổ hợp lai giữa các giống ngựa nêu tại mục 1.1 và mục 1.2.

2

2.1

Bò nội

Các giống: Vàng (Bos indicus), H'Mông, U đầu rìu, Phú Yên.

2.2

Bò sữa

Các giống: Holstein Friesian (HF), Jersey, Pie Rouge, Normande, Tarentaise, Norwegian Red, Brown Swiss, Ayrshire, Kostroma, Swedish Red, Guernsey, Milking Shorthorn, Hays Converter, Canadienne, Australian Friesian Sahiwal (AFS).

2.3

Bò thịt

Các giống: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Droughtmaster, Angus, Limousine, Crimousine, Simmental, Charolaise, Hereford, Santa Gertrudis, Blanc Bleu Belge (BBB), Aubrac, Gasconne, Salers, Wagyu, Senepol, Belted Galloway, Shorthorn, Fleck vieh, Afrikaner, Ankole, Blonde d’ Aquitaine, Braunvieh. British white, South Devon, Texas Longhorn, Ongole. Hanwoo.

2.4

Bò lai

Các tổ hợp lai giữa các giống bò nêu tại mục 2.1, mục 2.2 và mục 2.3,

3

Trâu

3.1

Trâu nội

Giống trâu nội.

3.2.

Trâu ngoại

Các giống: Murrah, Banni Bhadawari, Chilika, Jafarabadi, Kalahandi, Marathwada, Mehsana, Nagpuri, Niliravi, Pandharpuri, Surti, Toda, Carabao, Swamp buffalo.

3.3

Trâu lai

Các tổ hợp lai giữa các giống trâu nêu tại mục 3.1 và mục 3.2.

4

Ln

4.1

Lợn nội

Các giống: Ỉ, Móng Cái, Mường Khương, Mán, Lang Hồng, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên, Mẹo, Sóc, Phú Khánh, Cỏ (Kiềng Sắt), Táp Ná, Vân Pa (mi ni Quảng Trị), Lũng Pù, Hạ Lang, Hương, Bảo Lạc, Hung.

4.2

Lợn ngoại

Các giống:

- Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, Pietrain kháng stress, Hampshire, Edell, Dalland, Cornwall, Berkshire, Meishan (VCN-MS15):

- L (19, 95, 06, 11, 64);

- VCN (01, 02, 03, 04, 05, 11, 12, 21, 22, 23);

- FH (004, 012, 016, 019, 025, 100);

- Poland China, Spotted, Chester White, Mulefoot, Tamworth, Large Black, Hereford.

4.3

Lợn lai

Các tổ hợp lai giữa các giống lợn nêu tại mục 4.1 và mục 4.2.

5

5.1

Dê nội

Các giống: Cỏ, Bách Thảo.

5.2

Dê ngoại

Các giống: Saanen, Alpine, Barbari, Beetal, Jumnapari, Boer, Black Bengal, Changthangi, Chegu, Gaddi, Ganjam, Gohilwadi, Jhakrana, Kanniadu, Kutchi, Malabari, Marwari, Mehsana, Osmanabadi, Sangamneri, Sirohi, Surti, Zalawadi.

5.3

Dê lai

Các tổ hợp lai giữa các giống dê nêu tại mục 5.1 và mục 5.2.

6

Cừu

6.1

Cừu nội

Phan Rang.

6.2

Cừu ngoại

Các giống: Dorper, Balangir, Ganjam, Kilakarsal, NiIgiri, Banpala, Garole, Madras Red, Patanwadi, Bellary, Gurez, Magra, Pugal, Bhakarwal, Hassan, Malpura, Ramnad White, Changthangi, Jaisalmeri, Mandya, Rampur Bushair, Chotanagpuri, Jalauni, Marwari, Shahabadi, Chokla, Kamah, Mecheri, Sonadi, Coimbatore, Kashmir Merino, Muzaffarnagri, Tibetan, Deccani, Kenguri, Nali, Tiruchy Black, Gaddi, Kheri, Nellore, Vembur,

6.3

Cừu lai

Các tổ hợp lai giữa các giống cừu nêu tại mục 6.1 và mục 6.2.

7

Gà

7.1

Gà nội

Các giống: Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tàu vàng, Tre, Chọi (hoặc Đá hoặc Nòi), Tè, Ác, H’Mông, nhiều cựa Phú Thọ, Tiên Yên, Ri Ninh Hòa, Lạc Thủy, Móng, Lông Xước, H’re, Liên Minh.

7.2

Gà ngoại

7.2.1

Gà hướng thịt

Các giống: Avian, Lohmann, AA (Arbor Acres), Hubbard, Cobb, Ross, ISA MPK, ISA Color, Incian River Meat, Kabir, JA 57, Sasso; Redbro; Nagoya, Gà Tây.

7.2.2

Gà hướng trứng

Các giống: Leghorn, Goldline 54, Brown Nick, Hyline, Lohmann Brown, Hisex Brown, ISA Brown, Babcock- 380, Novogen (Novo White và Novo Brown), VCN-G15, ISA Warren, Dominant, Ai Cập, Newhampshire Godollo, Yellow Godollo VCN-Z15, ISA Shaver.

7.2.3

Gà kiêm dụng

Tam Hoàng (Jiangcun và 882). Lương Phượng (hoặc LV), Sao, Grimaud, Hắc Phong, 13G01, 14Ga04, Quý Phi.

7.3

Gà lai

Các tổ hợp lai giữa các giống gà nêu tại mục 7.1 và mục 7.2.

8

Vịt

8.1

Vịt hướng thịt

Các giống: CV SuperM (SM, SM2, SM2i, SM3, SM3SH). Star53, Star53SH, Star76, M12, M14, M15, Szarwas, ST5, Huba.

8.2

Vịt hướng trứng

Các giống: Cỏ, Triết Giang, TC, CV2000 Layer, Khaki Campbell, TsN15-Đại Xuyên, Start13, Tsaiya, Mốc.

8.3

Vịt kiêm dụng

Các giống: Bầu Quỳ, Bầu Bến, Kỳ Lừa, Đốm, PT, Biển 15-Đại Xuyên, Cổ Lũng, Hòa Lan, Hai Ya (Biển).

8.4

Vịt Iai

Các tổ hợp lai giữa các giống vịt nêu tại mục 8.1, mục 8.2 và mục 8.3.

9

Ngan

9.1

Ngan nội

Các giống: Dé, Trâu, Sen.

9.2

Ngan ngoại

Các giống: R31, R41, R51, R61, R71, CR50.

9.3

Ngan lai

Các tổ hợp lai giữa các giống vịt nêu tại mục 8 và các giống ngan nêu tại mục 9.1, mục 9.2.

10

Ngỗng

10.1

Ngỗng nội

Các giống: Cỏ, Sư Tử.

10.2

Ngỗng ngoại

Các giống: Rheinland, Landes, Hungari, G35, G35 Heavy, G36.

10.3

Ngỗng lai

Các tổ hợp lai giữa các giống ngỗng nêu tại mục 10.1 và mục 10.2.

11

Thỏ

11.1

Thỏ nội

Các giống: Đen, Xám.

11.2

Thỏ ngoại

Các giống: New Zealand, California, Hungary, Panon, Flemish Giant,

11.3

Thỏ lai

Các tổ hợp lai giữa các giống thỏ nêu tại mục 11.1 và mục 11.2.

12

Chim bồ câu

12.1

Bồ câu nội

Giống nội.

12.2

Bồ câu ngoại

Các giống: Titan, Mitmas.

12.3

Bồ câu lai

Các tổ hợp lai giữa các giống bồ câu nêu tại mục 12.1 và mục 12.2.

13

Chim cút

14

Đà điu

14.1

Đà điểu ngoại

Châu Phi (Ostrich): dòng Zim, Aust, Blue, Black; Châu Úc: BV1, BV2, BV3, BV4,

14.2

Đà điểu lai

Các tổ hợp lai giữa các giống đà điểu nêu tại mục 14.1.

15

Ong

15.1

Ong nội

Ong nội (Apis cerana cerana và Apis cerana indica).

15.2

Ong ngoại

Ong Ý (Apis mellifera).

15.3

Ong lai

Các tổ hợp lai các giống ong nêu tại mục 15.1; mục 15.2

16

Tằm

16.1

Tằm thuần

Tầm Lưỡng hệ, tằm Đa hệ, tằm Thầu dầu lá sắn, tầm GQ 2218, tằm TN 1278.

16.2

Tằm lai

Các tổ hợp lai giữa các giống tằm nêu tại mục 16.1.

17

Tinh dịch động vật

17.1

Tinh dịch trâu; bò

Tinh của các giống:

- Bò nêu tại mục 2.

- Trâu nêu tại mục 3.

17.2

Tinh dịch ngựa: lợn; dê; cừu; thỏ

Tinh của các giống:

- Ngựa nêu tại mục 1.

- Lợn nêu tại mục 4.

- Dê nêu tại mục 5.

- Cừu nêu tại mục 6.

- Thỏ nêu tại mục 11.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 01/2018/TT-BNNPTNT

Số hiệu01/2018/TT-BNNPTNT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhThương mại
Nơi ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người kýNguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành16/01/2018
Ngày hiệu lực
03/03/2018
Đánh giá bài viết
1 128
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo