Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo

Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo. Theo truyền thống dân gian thì cúng ông Công ông Táo được thực hiện này ngày 23 tháng Chạp và đến ngày 30 tháng Chạp sẽ đón ông Công ông Táo trở về gia đình trước năm mới. Dưới đây hoatieu.vn sẽ chỉ bạn cách chuẩn bị mâm lễ và cách cúng ông Công ông Táo đúng cách nhất nhé.

Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo
Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo

1. Đồ lễ ông Công ông Táo

Mâm lễ ông Công ông Táo cần chuẩn bị những đồ như sau:

  • Mũ ông Công ông Táo ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các Táo ông có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này có gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành
  • Hia ông Táo, một ít vàng mã tượng trưng
  • Lễ vật khác: 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia... sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

Sau khi cúng lễ xong cần đọc văn khấn và hành lễ đầy đủ khi tạ lễ.

2. Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là:.............

Ngụ tại:.......................

Hôm nay là ngày…… tháng Chạp

Tín chủ chúng con thành tâm cảm tạ suốt một năm qua đã nhận được sự bao bọc bảo vệ phù hộ độ trì của thần linh đất này.

Con cũng có chút lòng thành sắm sanh cúng các Ngài ngày 23 tháng Chạp. Đến nay con xin phép được hạ mâm lễ để bày biện mâm cúng gia tiên thần linh.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

3. Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Trong lễ cúng ông Công ông Táo cần chú ý những điểm sai lầm nên chú ý như sau:

Chủ nhà khi cúng ông Công ông Táo phải thành tâm điểm lại những sai lầm, việc xấu đã phạm phải trong năm, đã xảy ra trong gia đình; kiểm điểm, sám hối, hứa quyết tâm sửa đổi lỗi lầm và cầu xin ông Táo chỉ tấu báo những điều tốt đẹp, mong Ngọc hoàng ban phúc cho gia đình.

Trước đây nhiều gia đình khi cúng ông Táo gọi hết con cháu đến nghe lời khấn, để cùng kiểm điểm với bố mẹ, cùng sám hối và biết phấn đấu, tu dưỡng trong năm mới. Hoặc trong bữa cơm sau lễ cúng ông Táo, ông bà, cha mẹ kể lại sự tích ông Táo và căn dặn con cháu phải ăn ở phúc đức, chăm ngoan, không được làm việc xấu, trung thực. Đây là điểm quan trọng nhất trong lễ cúng ông Táo vì nó mang tính giáo dục, tinh thần hướng thiện sâu sắc.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài Liệu liên quan.

Đánh giá bài viết
1 41
0 Bình luận
Sắp xếp theo