Sâm cầm là gì? Món ăn dâng vua thời xưa có gì đặc biệt?
Hiện nay đã có nhiều người biết đến sâm cầm và đang đổ xô đi săn tìm để sử dụng cũng như thưởng thức. Vậy Sâm cầm là gì? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu nhé.
Từ thời xa xưa, sâm cầm đã được xếp vào một trong tám cảnh du ngoạn trên hồ của người Kinh thành đời Lê. Đó là Tây Hồ bát cảnh, gồm: Rừng trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, phật say làng Thụy, đàn thề Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân, tiếng đàn hành cung, sâm cầm rợp bóng, hồng hoa Nghi Tàm.
Sâm cầm là con gì?
Sâm Cầm là một loài di thực, chúng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cùng xem bài viết dưới đây để biết Sâm cầm là gì? Có tác dụng gì? Sống ở đâu? nhé.
1. Sâm cầm là gì?
Sâm cầm là một loài chim có tên khoa học là Fulica Atra, một loài chim thuộc họ Gà nước. Chúng được nhiều người xem là một món ăn cao lương mỹ vị và một thời chúng được sử dụng để dâng vua, chỉ những người thuộc dòng tộc hoàng gia mới được thưởng thức.
Loai chim Sâm Cầm là một loại chim di thực, chúng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chúng là một loài chim di cư, khi mùa đông đến thì chúng thường từ phương Bắc bay về.
2. Sâm cầm có phải là vịt trời không?
Sâm cầm còn được biết đến với cái tên là chim sâm. Miền thượng du gọi nó là chim cốc - vộc. Nó có thể lặn, có thể mò như cốc, nhưng lại không hẳn là cốc. Nó cũng được tính là một trong những loài vịt trời, to vừa phải (lớn hơn le, nhưng nhỏ hơn vịt trời).
3. Sâm cầm sinh sống ở đâu?
Sâm cầm sống và sinh sản tại những vùng hồ, đầm nước ngọt và ăn thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, sân cầm di cư về phía Nam và phía Tây. Chim sâm cầm phân bố ở Nam châu Âu, Tây Bắc châu Phi, Nam Liên Xô, Trung Á, Ấn Độ,...
Ở Việt Nam, sâm cầm có ở đồng bằng Bắc bộ, nhất là ở các vùng Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh bình và cửa sông Hồng, sông Thái bình. Đặc biệt, Sâm cầm xưa thích về Hồ Tây (Hà Nội), tìm ăn giống sen quý nơi đây.
Trước khi bay về đến hồ Tây thì sâm cầm thường ghé qua những vùng đầm lầy nơi ngã ba sông Lô - sông Thao - sông Hồng để nghỉ ngơi và kiếm ăn trước khi tiếp tục bay về sống hồ Tây. Chúng sẽ ở lại đây kiếm ăn suốt trong mùa đông và bay về phương Bắc khi mùa hè và những ánh nắng của mặt trời rọi xuống.
4. Đặc điểm của chim sâm cầm
Loài chim sâm cầm có kích thước trung bình, một con trưởng thành có thể nặng từ 0.5-0.8kg, thần bầu và có thể nhỏ hơn con vịt trời một xíu. Chúng có đầu, cổ khá dài, phủ lông đen, mắt đỏ, mỏ nhọn màu vàng, mào có một cục thịt rộng với màu trắng ngà và hơi nhô lên. Lông vùng bụng của chim có màu xám, lông đuôi thì màu thẫm hơn, lông ở phần cánh thì ngắn và có màu phớt tím.
Chim sâm cầm sở hữu đôi chân dài, công có màu xám lục, mỗi chân có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt và 2 ngón 2 bên có 2 đốt. Giữa các ngón chân đều có lớp màng mỏng giúp chim có thể bơi và lặn một cách hiệu quả.
5. Giá chim sâm cầm
Giá thành của sâm cầm trên thị trường khá đắt đỏ, dao động từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/con.
Thịt của chúng mềm, đỏ tươi và chế biến rất cầu kỳ.
6. Sâm cầm có tác dụng gì?
Sâm cầm đắt như vậy cũng là có nguyên nhân. Thịt sâm cầm có lành tính cùng với đó là khi nấu chung với các loại thuốc quý như kỷ tử, hạt sen, nhân sâm, đương quy, thục địa sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ, phục hồi sau bệnh… vô cùng hiệu quả. Cùng với đó, thịt chim Sâm Cầm còn rất phù hợp với những người bị thiếu máu, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể, bà bầu mới sinh, đang mang thai hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Sâm cầm làm món gì? Mọi người thường rán, hầm, quay, nướng quả hoặc kết hợp với một số vị thuốc quý như hạt sen, đương quy, kỷ tử…để tạo thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, ví dụ như:
- Sâm cầm hấp
- Sâm cầm hầm thuốc bắc
- Sâm cầm hầm sâm
- Sâm cầm nướng
- Sâm cầm bao huyết
- Xôi sâm cầm
- Tiết canh sâm cầm
7. Sự tích về sâm cầm
Sâm cầm lúc đầu được nếm, hẳn là những phường săn. Thịt sâm cầm ngon và bổ, lúc đầu chắc cũng không qua cái món thợ săn thích, là xọc vào xiên tre tươi mà nướng chả. Thấy ngon, sâm cầm mùa đông về nhiều, dân hồ Tây bẫy và bắt. Người ven hồ, nhà nào mà chẳng có chiếc thuyền câu, thuyền nan nhỏ, ngày xưa gọi là thuyền thúng. Lúc thì đi thả câu, thả lờ, đánh lưới nhỏ, thả trúm bắt cá, bắt tôm, sau nghĩ ra cách bẫy luôn sâm cầm đem bán. Dân Nghi Tàm là nơi bẫy được nhiều sâm cầm nhất bởi làng nhô vào tận trong hồ, ba bề, bốn bên là nước. Nghe tiếng thịt sâm cầm ngon bổ, nên đám thương lái nhà giàu mua, rồi đem về nướng chả, tẩm với hạt sen, vài vị thuốc bắc.
Thế là tiếng chim quý ngày càng lan xa. Của quý hẳn phải biếu bề trên, thế là đem biếu quan ở đất Hà Thành. Quan Hà Thành, tiếp quan trên, để lấy lòng, khi có quan ở triều đình Huế ra, thết tiệc, có món sâm cầm, hẳn đem ra thết, cũng là những lời tán tụng về thứ chim sâm này.
Rồi đến tai vua, sâm cầm được dâng, và vua thấy quý và lạ, chỉ hồ Tây mới có, liền ra lệnh cho quan trấn thủ Hà Nội phải lo cống. Quan trấn thủ liền sắc cho quan phủ, quan huyện, buộc làng Nghi Tàm hàng năm phải tiến chim sâm cầm lên vua nhà Nguyễn. Làng bổ về cho các giáp. Hương ước Nghi Tàm, theo tư liệu cũ ghi được, thì khoán rõ ràng: “Hàng năm, mỗi giáp phải nộp năm con sâm cầm (sâm cầm ngũ điểu), từ bảy lạng đến một cân, béo đẹp, đến cuối tháng một (tức tháng mười một) phải nộp đủ số. Nhà nào không nộp là trốn lệ vua, thiếu một chim, phạt vạ bạc mười nén, gà sống thiếu một đôi, dây dưa thì lý trưởng bị lôi lên phủ đánh một trăm roi!”.
Lệ và lệnh từ Phủ Phụng Thiên ban xuống. Thế là chim sâm cầm quà trời, bỗng thành gánh nặng... Làng xưa có khoảng tám giáp. Vậy mỗi năm phải tiến vua từ bốn đến năm chục con. Mà chim tiến phải đúng lệ, có phải con nào cũng đạt từ tám lạng đến một cân đâu! Vì thế làng Nghi Tàm mới có giai thoại Lý Râu lên phủ chịu đánh roi thay dân làng. Và, cũng từ ông Lý hết lòng vì dân, và (cũng theo giai thoại), trong việc khiếu vua nhà Nguyễn bỏ lệ tiến sâm cầm, có công giúp của nhà thơ nữ nổi tiếng của Hà Nội thế kỷ XIX, lúc bấy giờ làm cung trung giáo tập ở trong triều là Bà Huyện Thanh Quan xin cho mà được miễn lệ “tiến chim sâm cầm”.
8. Sâm cầm có trong sách đỏ không?
Hiện nay, sâm cầm chưa có tên trong sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam. Nhưng vì độ quý hiếm của loài chim, chung ta vẫn nên chung tay bảo vệ, không nên săn bắt sâm cầm bừa bãi.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Sâm cầm là gì? Bởi lợi nhuận kinh tế rất cao mà loài chim sâm cầm mang lại, thế nên hiện nay cũng có khá nhiều trang trại nuôi chim sâm cầm công nghiệp, khiến cho mức giá của chim sâm cầm có thể rẻ hơn lúc trước ít nhiều. Tuy nhiên, đây vẫn là một loài chim có giá trị bởi những dinh dưỡng mà loài chim này mang lại cho người sử dụng. Hoatieu mời các bạn tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác trong mục Có thể bạn chưa biết? trong Tài liệu của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27