(Cả năm) Kế hoạch bài dạy Sinh học 12 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy môn Sinh lớp 12 KNTT

Giáo án môn Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án bài giảng môn Sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là mẫu giáo án Sinh lớp 12 sách Kết nối tri thức hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy môn Sinh 12 theo hướng dẫn tại Công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Sinh 12 KNTT file word, mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án Sinh 12 KNTT bài 1

Bài 1. DNA VÀ CƠ CHẾ TÁI BẢN DNA

Thời lượng: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

– Năng lực nhận thức sinh học:

HS trình bày được chức năng của DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp đặc hiệu A – T và G – C. Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

Sử dụng được các kiến thức về DNA để giải thích các hiện tượng di truyền.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vẽ được sơ đồ cấu trúc của phân tử DNA. Giải thích được các nguyên tắc của quá trình tái bản DNA.

+ Phân tích ứng dụng hiểu biết về các cơ chế tái bản trong giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự tìm hiểu về cơ chế di truyền và ứng dụng của nghiên cứu di truyền trong đời sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức cơ chế di truyền học vào đời sống.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.

– Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn gene, trân trọng sự đa dạng sinh vật.

– Nhân ái: có niềm tin vào khoa học và công nghệ, chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

I. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu.

– Video tái bản DNA: https://www.youtube.com/watch?v=fWyeSi0wy_4 https://youtu.be/GC V0FvCgqEY?si=_gvOpddD1nvWdpTR

2. Học sinh

SGK Sinh học 12 và nghiên cứu các đường link GV giao từ tiết học trước qua zalo.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

HS giải thích được vì sao các cá thể khác loài thì khác nhau về những điểm cơ bản.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV đặt câu hỏi: Cơ sở của hiện tượng kiểm tra DNA để xác định huyết thống và việc tìm người thân trong các chương trình thực tế: “Như chưa hề có cuộc chia li” là gì?

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Chức năng của DNA

a) Mục tiêu

– Trình bày chức năng của DNA dựa vào các đặc điểm cấu trúc gợi ý.

– Giải thích được sự hợp lí giữa cấu tạo và chức năng của vật chất di truyền.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi, nghiên cứu SGK trang 5, trả lời các câu hỏi:

(1) Mô tả cấu trúc của DNA?

(2) Đặc điểm cấu trúc đó đảm bảo cho DNA thực hiện được chức năng gì?

– Sau đó, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Quan sát hình và hoàn thành bảng sau:

Cấu tạo

Chức năng

1. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm 4

...........................................................

loại đơn phân là các nucleotide A, T, G và C.

...........................................................

2. Cấu trúc kiểu chuỗi xoắn kép bền vững.

Đảm bảo thông tin di truyền được bảo quản ít bị hư hỏng.

3. Các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với

...........................................................

nhau theo NTBS.

...........................................................

4. Các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với

...........................................................

nhau bằng liên kết hydrogen.

...........................................................

5. Các nucleotide trong một mạch DNA liên

...........................................................

kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.

...........................................................

GV chọn đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời của nhóm bạn (nếu cần).

c. Sản phẩm

I. Chức năng của DNA

Cấu tạo

Chức năng

Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm 4 loại đơn phân là các nucleotide A, T, G và C.

“Mã hoá” đủ mọi thông tin di truyền về cấu trúc và chức năng của tế bào.

Cấu trúc kiểu chuỗi xoắn kép bền vững.

Đảm bảo thông tin di truyền được bảo quản, ít bị hư hỏng.

Các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS.

Thông tin trong DNA có thể được truyền đạt tới mRNA qua quá trình phiên mã và từ mRNA được dịch mã tạo ra protein.

Các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen.

– Đây là loại liên kết yếu, dễ bị đứt gãy làm cho 2 mạch tách nhau ra tạo điều kiện cho DNA thực hiện chức năng di truyền.

Tuy nhiên, trong DNA số lượng liên kết hydrogen khá lớn đảm bảo cho phân tử DNA có cấu trúc bền vững tương đối.

Các nucleotide trong một mạch DNA liên kết nhau bằng liên kết phosphodiester.

Đây là loại liên kết hoá trị có tính bền vững đảm bảo cho phân tử DNA có cấu trúc ổn định, ít sai hỏng.

Gợi ý trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 6 SGK:

Câu 1. Nêu các đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của DNA.

Gợi ý trả lời: (Như bảng trên)

Câu 2. Tại sao protein tạo nên các tính trạng của sinh vật nhưng không thể đảm nhận chức năng của một vật chất di truyền?

Gợi ý trả lời:

– Protein dễ biến đổi → mất chức năng.

– Không có khả năng sao chép.

..........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 1.168
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi