Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm 2024

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bản word được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây là giáo án mẫu môn Ngữ văn khối 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm học. Với mẫu kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo file doc sẽ giúp các thầy cô thuận tiện hơn trong việc chỉnh sửa mẫu giáo án sao cho phù hợp với nội dung dạy học. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Mời các  bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Do file giáo án Văn 10 Chân trời sáng tạo rất dài, để xem nội dung chi tiết mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Văn 10 CTST file word

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 1

Bài 1. TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..

Số tiết: ... tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nề văn hóa khác nhau.

- Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

- Viết được văn bản nghị luận đúng quy trình; phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. THẦN TRỤ TRỜI

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Thần trụ trời; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thần trụ trời;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thần trụ trời;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thần Trụ Trời.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe về những truyện thần thoại ấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ về những truyện thần thoại mà bản thân mình biết, chuẩn bị kể trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa được các bạn chia sẻ về những truyện thần thoại. Tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu một truyện thần thoại của dân tộc ta, đó là Thần Trụ Trời.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Tạo lập thế giới. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Tạo lập thế giới.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Tạo lập thế giới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 1 (Tạo lập thế giới) trước lớp.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 1. Tạo lập thế giới là gì?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, qua việc đọc các truyện thần thoại, em sẽ hiểu người xưa nhận thức như thế nào về quá trình tạo lập thế giới.

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Tạo lập thế giới bao gồm các văn bản thần thoại, cho thấy nhận thức của người xưa về quá trình tạo lập thế giới.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Thần Trụ Trời

Thần thoại

Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)

Thần thoại

Đi san mặt đất

Truyện

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Thần thoại

......................

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 2

Bài 2. SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

Số tiết: 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

1. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài... và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.

2. Năng lực

- Biết cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm của mình, hệ thống luận điểm, lí lẽ được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, các bằng chứng có sức thuyết phục.

- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

3. Phẩm chất

Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đọc

- Tri thức Ngữ Văn

- Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)

- Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy Lạp)

- Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê Đê

- Đọc mở rộng: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

2. Thực hành Tiếng Việt

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

3. Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

4. Nói và nghe

Thuyết trình về một vấn đề xã hội (có kết hợp sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

5. Ôn tập

- Ôn tập chủ đề

PHẦN 1: ĐỌC

Tiết: …….

ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích: Đăm Săn, Sử thi Ê Đê)

Thời gian thực hiện: 2,5 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài… và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

2.1 Năng lực riêng biệt

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; năng lực phân tích, so sánh ....

3. Phẩm chất

- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV dẫn vào bài học: Mỗi thể loại văn học đều có sức hấp dẫn riêng. Đối với sử thi cũng vậy. Sức hấp dẫn của sử thi nằm ở người anh hùng. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

A. TRI THỨC VĂN HỌC

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm và một số đặc điểm của sử thi…

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

...............................

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 3

BÀI 3. GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)

SỐ TIẾT: 11

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết được thể loại thơ qua các tri thức như: Chủ thể trữ tình, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong thơ.

- Biết được nội dung và nghệ thuật một số văn bản thơ thuộc nhiều giai đoạn, thời kì khác nhau từ trung đại đến hiện đại.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.

+ Nhận biết và sửa chữa lỗi dùng từ.

+ Viết được 1 VB nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

+ Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

+ Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.

3. Về phẩm chất: Yêu thiên nhiên, sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV; Phiếu học tập.

˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm.

˗ Bài trình chiếu Power Point.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHẦN ĐỌC (6 tiết)

VĂN BẢN 1: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA – CHU MẠNH TRINH

(THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM) (2 tiết)

1. Hoạt động 1. Khởi động

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ.

b) Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.

d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập:

+ Câu hỏi (K): Hãy nêu những thể loại thơ mà em biết?

+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.

- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về thơ sẽ giải quyết trong bài học.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu

a) Mục tiêu: Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại thơ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại thơ trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại thơ.

+ Chủ thể trữ tình: người thể hiện cảm xúc, thái độ, tư tưởng trong thơ. Chủ thể trữ tình có thể xuất hiện trực tiếp với nhân xưng “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”, “em”,…hoặc nhập vai vào nhân vật trong thơ; hoặc chủ thể ẩn.

+ Vần: tạo kết nối về âm thanh, nhạc điệu trong thơ để dễ đi vào lòng người đọc. Xét về vị trí gieo vần: vần lưng, vần chân. Xét về thanh điệu: vần thanh trắc (T), vần thanh bằng (B).

+ Nhịp (ngắt nhịp): sắp xếp sự vận động của lời thơ, chỗ dừng – nghỉ khi đọc, tạo nên âm vang nhanh, chậm, dài, ngắn, nhặt, khoan…và phụ thuộc vào thể thơ.

+Từ ngữ, hình ảnh trong thơ: có sức gợi cảm lớn và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh thơ được miêu tả trực quan bằng hình thức láy, điệp giúp đường nét, màu sắc lung linh sống động; hoặc gợi tả gián tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện pháp tu từ sẽ làm cái vô hình trở nên hữu hình, cái vô tri trở nên có hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ chứa đựng tâm hồn nhà thơ.

Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản

a) Mục tiêu:

+ Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.

b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.

c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. (Phiếu HT số 1)

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.

.....................................................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 8.318
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khiet Nguyen
    Khiet Nguyen

    Giáo án ngữ văn 10  soạn theo sách chân trời sáng tạo của trang rất chi tiết và dễ hiểu. Nhưng chỉ có 2 bài của học ký I , rât mong có tiếp  bài còn lại . cảm ơn

    Thích Phản hồi 15/10/22